Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) sáng tác bản Giao hưởng số 40 cung Sol thứ (KV. 550) vào năm 1788.
Trong ánh sáng rực rỡ của
thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa,
chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản
symphony của Mozart, tác phẩm số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony này được viết
vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ,
ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một trong những
3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông
Ông bố trí nhạc cụ cho
tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu bao gồm violin, viola và
cello, cộng thêm kép đôi contrabass (nghĩa là Đại Hồ cầm có nét nhạc giống với
Hồ cầm, nhưng thấp hơn một quãng tám). Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn
oboe và hai kèn bassoon.
Khối kèn đồng chỉ có
hai french horn, và bộ gõ gồm hai bộ timpani. Không có trumpet hoặc trombone.
(Mozart sử dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong
symphony). Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau Mozart mới thêm
vào.
Những symphony (giao hưởng) vào thời
Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn phần. Phần thứ nhất,
thường được ghi allegro, được trình tấu ở tốc độ nhanh, mãnh liệt và kịch tính. Phần này luôn luôn xuất hiện trong bản sonate, đôi khi có một đoạn intro
ngắn.
Phần thứ nhì thường chậm, và có thể là đoạn diễn cảm trong thể loại sonata, thể
loại rondo, hoặc thể loại chủ đề và biến tấu.
Phần thứ ba tiêu
biểu là một minuet và trio, chơi trong tính cách duyên dáng theo nhịp ba. Đôi
khi, phần này bị bỏ đi, để vào phần tiếp theo.
Phần kết thúc
thông thường luôn có mặt trong thể loại sonate, nhưng cũng có thể được viết
theo thể loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất
mãnh liệt, đôi khi có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh.
Copyright
© VIET PIANO COMMUNITY (edited)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét