3 bản Dạ khúc số 1,2,3 , ấn phẩm số 9 ( Nocturnes, Op. 9) được Frederic Chopin viết trong thời gian từ 1830-1833 để tặng riêng cho bà Camille Pleyel (là vợ của Joseph Étienne Camille Pleyel (1811-1875) – một nghệ sĩ piano bậc thầy của Pháp , bạn thân của Chopin. 3 bản đó là:
1. Nocturne in B-flat minor, Op. 9, No. 1 ( Dạ khúc cung Si giáng thứ, No.1) : Bản này mình thích nhất, cảm giác như một điệu valtz phá cách vậy, nghe kỹ thì cũng không hẳn thế, hình như nó chẳng tuân theo nhịp điệu gì cả, mà cứ rơi xuống, chảy xuống...mình nghe nhiều lần mà vẫn bị ám ảnh ...Chopin vốn là vậy, dường như luôn là những nỗi niềm tâm sự thầm kín, buồn nhiều hơn vui, trăn trở và da diết....
2. Nocturne in E-flat major, Op. 9, No. 2 ( Dạ khúc cung Mi giáng trưởng , No.2) : Dạ khúc này thì quá thân thuộc với mọi người rồi, thật nhẹ nhàng , tinh tế, và tràn đầy hy vọng...thật hiếm hoi khi Chopin có bản dạ khúc với giai điệu thanh thoát, êm đềm và , trong trẻo và vui tươi như vậy. Nhiều người đã lấy bản nhạc này làm nhạc chuông điện thoại , hoặc nhưng ai yêu nhau thường tặng cho nhau bản nhạc này để chứng tỏ tình yêu trong sáng, chung thủy của mình
3. Nocturne in B major, Op. 9, No. 3 - Dạ khúc cung Si trưởng No.3 .
“In a Persian market” (Phiên chợ Ba Tư) tác phẩm của nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Anh Albert William Ketèlbey (1875 – 1959). Tuy Ketèlbey chưa phải là nhà soạn nhạc nổi tiếng trong lĩnh vực nhạc cổ điển, nhưng tác phẩm này của ông đã trở nên quen thuộc và vô cùng yêu thích của mọi lứa tuổi – từ thiếu nhi, thanh niên cũng như tầng lớp trung niên, cao tuổi trên toàn thế giới cũng như ở Việt nam.
Albert William Ketèlbey sáng tác “In a Persian market” vào năm 1920. Và theo nhà phê bình Anh Ralph Hill, một người rất sành về âm nhạc Ba Tư, thì đây là tác phẩm về Ba Tư hay nhất được viết ra bên ngoài vùng đất này với một mối quan tâm lớn đến màu sắc phối khí.
Thành công lớn nhất của ông ở tác phẩm này là sự miêu tả chi tiết một phiên chợ Ba tư cổ, trong đó có miêu tả buổi dạo chơi phiên chợ của nàng công chúa Ba tư . Qua âm thanh, giai điệu người ta hình dung đươc toàn bộ mọi diễn biến của buổi phiên chợ thời cổ gồm bức tranh sống động như sau:
1: Đoàn người và lạc đà đang đi vào chợ
2: Những người ăn xin đang cầu xin bố thí
3: Nàng công chúa xinh đẹp xuất hiện, đoạn này mình ấn tượng vô cùng, nền nhạc chuyển sang giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển miêu tả bước đi của công chúa, tựa như tiếng nước suối róc rách, và rồi dòng suối ngừng chảy , dường như bi mê hoặc bởi sắc đẹp mê hồn, và mọi thứ bừng tỉnh trong niềm vui hân hoan của buổi họp chợ
4: Những người làm trò tung hứng trong chợ
5: Ông lão bán rắn trong chợ
6: Đức vua Kha-lip đi qua chợ
7: Những người hành khất lại cầu xin bố thí - Mình vẫn hay hát theo giai điệu này với câu: Ông ơi ông cho tôi xin hai hào nào nào...
8: Những người đánh lạc đà tiếp tục lên đường, cảm nhận tiêng xe đi xa dần, xa dần...và bỗng dưng nghe tiếng "xầm" đó là tiếng cổng chợ đóng lại
9: Chợ trở nên vắng vẻ, hoang vu, sau khi cổng chợ đóng...
Từ nhỏ, mình hầu như thuộc lòng bản nhạc này với những hình dung trong đầu về một phiên chợ cổ Ba tư, xứ sở của nàng Scheherazade trong “Nghìn lẻ một đêm”, nào là những con lạc đà, những kẻ hành khất, ông lão bán rắn...và giai điệu thướt tha , nhịp nhàng như tiếng róc rách của dòng suối miêu tả bước chân của công chúa Ba tư...rồi những tiếng động, và không khí trang nghiêm khi nhà vua đi qua chợ...tát cả như quyện lại , thật hoàn hảo. Điểm tuyệt vời và độc đáo của Ketèlbey là ở chỗ này, nó đã làm ông khác biệt với tất cả, và nhắc đến ông là người ta sẽ nhớ đến Phiên chợ Ba Tư huyền thoại của ông...
Qua một người bạn giới thiệu, hôm nay mình nghe clip nhạc "All for love" của Medwyn Goodall (1961) - nhạc sĩ người Anh chuyên về thể loại New age , mình thấy thật thú vị và muốn viết ngay về cảm nhận của mình... New age xuất hiện tại Mỹ từ khoảng thập niên 1970 , được mô tả là một thể loại âm nhạc điện tử (electronic music) kết hợp với việc biểu diễn khí nhạc (Instrument). Mình mới bắt đầu nghe nhiều và quan tâm đến dòng nhạc này khi biết đến Kitaro, Yanni, Secret Garden. Mình cảm nhận những âm thanh vô cùng êm dịu, thuần khiết, trong một không gian rộng lớn, bao la...và thấy bình yên, lắng động tâm hồn...
Mình chỉ nghĩ đơn giản là dòng New age mang ý nghĩa đánh dấu sự ra đời của một khuynh hướng sáng tác âm nhạc mới dựa trên kỹ nghệ âm nhạc điện tử...và nó đóng góp khá nhiều cho việc giúp con người giải tỏa những nỗi buồn, căng thẳng, đem lại niềm tin và tình yêu cuộc sống...
Điều đáng nói ở đây là Clip nhạc này kết hợp với hình minh họa của họa sĩ Pino Daeni (1939 - 2010) một họa sĩ minh họa sách người Mỹ gốc Ý và nghệ sĩ. Người ta biết đến ông qua nét vẽ uyển chuyển với phong cách lãng mạn, đầy nữ tính nhưng cũng rất mạnh mẽ trong những bức tranh sơn dầu, thiên hướng về hình ảnh người phụ nữ trong thế kỷ 19. Mình thấy ấn tượng khi xem những bức tranh của Pino trong clip này kết hợp với những giai điệu All for love của Medwyn Goodall. Những bức họa thiên về cái đẹp phụ nữ của thế kỷ 19 dường như phảng phất hương vị của Pierre-Auguste Renoir , thật lãng mạn, và đồng điệu với giai điệu bản nhạc này...Có cái gì đó vừa bay bổng, vừa lãng mạn, vừa trầm tư, nhưng lại phóng khoáng, tựa như hình ảnh một chàng trai những năm 1800-1900 lãng du trên những nẻo đường vô tận. Cảm nhận chất lãng tử, hơi ngang ngạnh, dịu dàng mà say đắm, còn có chút gì hơi phá phách nữa....Điều mình khâm phục ở Pino nữa là ông hầu như tự học, nhưng ông vẫn có thể ngẩng cao đầu tự hào với những gì ông đã đem lại cho cuộc đời này...Nghệ thuật vốn là vậy.
Những hình ảnh gợi cảm trong clip như tạo thêm nguồn xúc cảm cho người nghe, như bay vào một thế giới riêng của tình yêu: Vâng, hãy cho đi tất cả, hãy hiến dâng tất cả cho tình yêu, nhưng đừng lừa dối nhau...đừng làm cho trái tim đang yêu chảy máu và tan vỡ...
Tình yêu vốn là vĩnh cửu!
PS: All for love là bản nhạc trong Album The Fair Queen Guinevere Medwyn Goodall 1996
Bác sĩ Zhivago (Доктор Живаго) là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga thời kỳ Xô viết Boris Leonidovich Pasternak (1890–1960), là tác phẩm đã từng được đề nghị nhận giải thưởng Nobel năm 1958, kể về cuộc đời của bác sĩ Zhivago qua chuyện tình éo le , đau buồn, bất hạnh nhưng vô cùng lãng mạn của ông cùng hai phụ nữ lồng trong bối cảnh nghiệt ngã , tàn khốc của cuộc cách mạng Nga (1917), cuộc nội chiến ở Nga , và chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
Tiểu thuyết Dr.Zhivago được dựng thành phim năm 1965, do Ngài David Lean (1908-1991) làm đạo diễn, vai bác sĩ Zhivago do Omar Sharif đóng và La ra do Julie Christie đóng.
Mình còn nhớ một thời đọc đi đọc lại tác phẩm này, với bản dịch “Vĩnh biệt tình em” của dịch giả Nguyễn hữu Hiệu, và bản dịch sau là “ Bac sĩ Zhivago” cũng của Nguyễn hữu Hiệu, cuốn sách này đã từng là cuốn gối đầu giường của lũ mọt sách chúng mình.
Bài hát Somewhere My Love trong phim do nhạc sỹ Pháp Maurice Jarre sáng tác. Lời tiếng việt bài hát hồi đó là “Hỡi người tình La ra” của Phạm Duy vẫn còn in sâu trong tâm trí mình...
Cùng nghe Andy Williams hát bài này
Somewhere My Love Somewhere, my love, There will be songs to sing Although the snow Covers the hope of spring.
Somewhere a hill Blossoms in green and gold And there are dreams All that your heart can hold.
Someday we’ll meet again, my love. Someday whenever the spring breaks through.
You’ll come to me Out of the long ago, Warm as the wind, Soft as the kiss of snow.
Till then, my sweet, Think of me now and then. God, speed my love ‘Til you are mine again.
Hỡi người tình La ra
(Lời việt: Phạm Duy) Người tình thương nhớ Hãy lắng nghe lời mặn mà Dù mùa xuân đã Chôn vùi bởi làn tuyết kia
Ngọn đồi trắng xóa Sẽ có hoa mọc đầu mùa Mộng đẹp như cũ ân tình còn về với ta
Người yêu ! chúng ta còn yêu nhau nhiều còn theo mùa xuân vào tình yêu Tình yêu ! Người tình sẽ đến
Người đến quên cả lạnh lùng Và nụ hôn ấm Như là từng làn tuyết hôn Chờ ngày sẽ tới Tìm đến bên người bạn đời
Người yêu hỡi Nhớ thương đời đời chớ phai! Người yêu hỡi Nhớ thương đời đời chớ phai!
Mikhail Iurjevich Lermontov (Михаил Юрьевич Лермонтов ; 1814-1841) là nhà thơ Nga vĩ đại, nổi tiếng với những tác phẩm thi ca như “Смерть поэта” (Cái chết của Nhà thơ), “Бородино” (Borodino), và cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội – triết học đầu tiên của nền văn học Nga "Một anh hùng thời đại" (Герой нашего времени )...
Ông từng bị đi đày 2 lần, lần thứ nhất vào năm 1837, sau khi ông làm bài thơ “Смерть поэта” (cái chết của nhà thơ) , lần thứ hai vào năm 1840, đều ở Kavkaz – một vùng núi vô cùng hiểm trở
Mình đã đọc đi đọc lại bài thơ Утёс nhiều lần . Bài này ông viết vào năm 1841, trong chuyến nghỉ phép ân xá vài tuần ở thủ đô . Đã có rất nhiều bản dịch, và rất nhiều bình luận về bài thơ này....Nào là hình ảnh "mây vàng" và "ghềnh đá" (mình thì cảm nhận là một tảng đá lớn, hoặc vách đá khổng lồ, cheo leo), mà Lermontov đã sử dụng nhân cách hóa cho hai nhân vật của bài thơ, nào là ca ngợi một tình yêu đẹp...
Riêng mình , thêm vào đó, mình lại cảm nhận nỗi cô đơn bất tận, một sự bất lực, muốn làm điều gì đó thay đổi cái cũ, và xây dựng cái mới. Trong tâm tưởng một chàng thanh niên vừa mới 27 tuổi ấy, bài thơ này đã thể hiện đúng tính cách nhà thơ: Vừa non dại, nhưng vừa chững chạc (đã từng đi đày 2 lần , vào sinh ra tử rồi), hình ảnh đám mây vàng theo mình cũng chính là hình ảnh nhà thơ, và cái vách đá già nua kia là cả một đế chế cũ rích, lâu đời, cho dù có bị ảnh hưởng , có mang dấu ấn của đám mây vàng nhiệt huyết, trẻ trung, mà nông nổi - nhưng chẳng thể làm gì để có thể thay đổi cả một hệ tư tưởng lỗi thời....Ở đây, mình thấy Lermontov suy tư nhiều hơn, đau nhiều hơn...Tâm trạng của nhà thơ tài năng thật phức tạp, mâu thuẫn, đa tính cách ... một chàng trai trẻ - một đám mây vàng tuy vô tư đấy, nhiệt huyết đấy, nhưng cũng không thể làm bất cứ điều gì....để phá đổ cả một hệ thống già cỗi, lỗi thời, mà khắc nghiệt - mà ở đây hình ảnh tảng đá già nua nhăn nheo ấy cũng vương vất hình ảnh của nhà thơ...thật chua xót làm sao!
Ночевала тучка золотая На груди утёса-великана; Утром в путь она умчалась рано, По лазури весело играя;
Но остался влажный след в морщине Старого утеса. Одиноко Он стоит, задумался глубоко И тихонько плачет он в пустыне M.Лермонтов. 1841
Vách đá (Nhã Lan dịch) Mây vàng yên giấc qua đêm Trên mình vách đá chênh vênh, khổng lồ Vụt bay trong lúc sáng mờ Hồn nhiên nhảy múa giỡn đùa mây xanh
Dấu mây ẩm ướt vết nhăn Cô đơn vách đá đứng yên bao đời Suy tư , dặn vặt, chơi vơi Đá thầm than khóc giữa trời hoang vu.
Bài hát Romeo and Juliet là một trong các bản nhạc do nhà soạn nhạc người Ý Nino Rota (1911 - 1979) viết cho bộ phim cùng tên dựa theo vở bi kịch cùng tên của W. Shakespeare do đạo diễn người Ý Franco Zefferelli (1923) dàn dựng... Bộ phim đã ca ngợi một tình yêu tuyệt đẹp và bi thảm giữa Romeo Montigue (do Leonard Whiting đóng) và Juliet Capulet (do Olivia Hussey đóng) , một tình yêu say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên mối tình đẹp như mơ của họ cũng không thể xóa đi mối thù hận bao đời giữa hai gia đình của họ...và cuối cùng họ đã đến với nhau mãi mãi ở thế giới bên kia...không còn bất cứ điều gì ngăn cản họ nữa. Bộ phim Romeo and Juliet đã đạt giải Oscar cho bộ phim hay nhất và thiết kế trang phục đẹp nhất. Nino Rota cũng là tác giả của các bản nhạc trong 2 bộ phim của bộ ba phim The Godfather (Bố già) của Francis Ford Coppola, và được giải Oscar cho The Godfather Part II (1974). Bài hát này có 2 phiên bản lời ca như sau: "What is a Youth" do Eugene Walter soạn lời và "A Time For Us" do Larry Kusik và Eddie Snyder cùng viết.
Cùng nghe Anndy Williams ca bản này với lời ca "A time for us"
A Time for Us (Words: Larry Kusik and Eddie Snyder; Music: Nino Rota)
A time for us, some day there'll be When chains are torn by courage born of a love that's free A time when dreams so long denied can flourish As we unveil the love we now must hide A time for us, at last to see