Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Taking Over Me

Bài hát "Taking over me" là một bài hát trong Album Fallen - album đầu tay của ban nhạc rock Mỹ Evanescence  thành lập ở Little Rock , Arkansas vào năm 1995 bởi ca sĩ / nghệ sĩ piano Amy Lee và người chơi guitar Ben Moody .  Sau khi ghi âm album này trong năm 2003, Fallen đã bán được hơn 17 triệu bản trên toàn thế giới .
Amy Lynn Hartzler ( 1981 ) , còn gọi là  Amy Lee , là một ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ và nghệ sĩ dương cầm. Cô  là người đồng sáng lập và ca sĩ chính của ban nhạc rock Evanescence . Năm 2012, Lee giành được danh dự ca sĩ xuất sắc nhất tại giải thưởng Revolver Golden Gods, năm 2013 , Amy Lee được đặt tên là  Nữ thần nhạc Rock của năm 2012 trong lễ trao giải Âm nhạc Loudwire , và người phụ nữ nổi nhất   năm 2013 trong lễ trao giải NME (New Musical Express Awards là một giải thưởng âm nhạc hàng năm  tại Anh Quốc, được thành lập bởi các tạp chí âm nhạc).

Hãy cùng nghe Amy Lee và ban nhạc Evanescence nào!


"Taking Over Me"
You don't remember me but I remember you
I lie awake and try so hard not to think of you
But who can decide what they dream?
And dream I do...

I believe in you
I'll give up everything just to find you
I have to be with you to live, to breathe
You're taking over me

Have you forgotten all I know
And all we had?
You saw me mourning my love for you
And touched my hand
I knew you loved me then

I believe in you
I'll give up everything just to find you
I have to be with you to live, to breathe
You're taking over me

I look in the mirror and see your face
If I look deep enough
So many things inside that are just like you are taking over

I believe in you
I'll give up everything just to find you
I have to be with you to live, to breathe
You're taking over me

I believe in you
I'll give up everything just to find you
I have to be with you to live, to breathe
You're taking over me

Taking over me
You're taking over me
Taking over me
Taking over me

"Anh đang chế ngự trái tim em"
(Nhã Lan dịch)
Anh không còn nhớ  em nhưng  em nhớ anh
Thao thức không ngủ, em cố không nghĩ đến anh
Nhưng  ai  có thể làm được những gì họ mơ ước?
Và giấc mơ của em ...

Em tin vào anh
Em sẽ từ bỏ tất cả mọi thứ chỉ để tìm anh
Em sẽ  sống bên anh, thở cùng anh
Anh  đang chế ngự  trái tim em

Có khi nào anh  đã quên đi tất cả những gì em biết
Và tất cả những gì  chúng ta đã có ?
Anh thấy em  khóc  than tình yêu của em dành cho anh
Và anh chạm vào tay em
Em  hiểu sau đó anh đã yêu em

Em tin vào anh
Em sẽ từ bỏ tất cả mọi thứ chỉ để tìm anh
Em sẽ  sống bên anh, thở cùng anh
Anh  đang chế ngự được trái tim em

Em nhìn vào gương và thấy khuôn mặt anh
Nếu em nhìn kỹ hơn
Sẽ thấy rất nhiều điều sâu kín bên trong đang làm em rung động

Em tin vào anh
Em sẽ từ bỏ tất cả mọi thứ chỉ để tìm anh
Em sẽ cùng anh sống bên anh, cùng thở
Anh  đang làm rung động trái tim em


Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

TẢN MẠN VỀ NGƯỜI CHA HỌA SĨ ĐÃ KHUẤT NÚI

 (Nguyễn Anh Tuấn)
Trên một tấm toan phủ sơn trắng toát, có mấy nét vẽ đơn sơ nguệch ngoạc màu nâu đen. Đấy là bức tranh đầu tiên và cũng là bức tranh cuối cùng của một người đàn bà gần hết cả cuộc đời làm nghề nhặt củi khô trên tuyết để nuôi sống đàn con cháu mình. Bức tranh sau đó đã trở nên vô giá trong con mắt của những nhà sưu tập tranh thế giới. Câu chuyện ấy, cùng nhiều câu chuyện khác về hội hoạ, về nghệ thuật đã in hằn trong tuổi thơ của chúng tôi. Người kể chúng là bố tôi – cố hoạ sĩ Nguyễn Quảng, người đã coi Hội hoạ và những tri thức về Nghệ thuật như một thứ Tôn giáo thiêng liêng… Khi đến tuổi trưởng thành, chúng tôi hiểu: điều lớn nhất mà ông muốn gửi gắm đằng sau những câu chuyện đó, là hãy vẽ ( hay viết ) không phải bằng sự khôn khéo của đôi tay, của đầu óc- mà bằng tất cả sự rung cảm của con tim, sự trải nghiệm của tâm hồn…
Tranh Nguyễn Quảng
Ông kể chuyện bằng một giọng ấm áp, đầy truyền cảm của một thầy giáo. Vâng, ông vốn xuất thân là một thầy giáo dạy Pháp văn, sau chuyển sang dạy môn hoạ trong trường phổ thông, và ông từ giã cõi đời cũng đúng vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm 2000. Lúc sinh thời, ông rất tự hào khi được gọi bằng cả hai chức danh: thầy giáo- hoạ sĩ; hoặc hoạ sĩ- thầy giáo. Định mệnh quả đã tạo nên hai phẩm chất, hai tư cách đó trong ông: nghệ sĩ và nhà giáo dục. Lúc còn là học sinh trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương, ông đã mày mò “ tầm sư học đạo” danh hoạ Nguyễn Tường Lân và trở thành học trò yêu của vị thuộc hàng “tứ trụ” hội hoạ này(Nhất Trí, nhì Lân, tam Vân, tứ Cẩn). Khi đứng trên bục dạy học, ông vẫn tìm tòi về nghệ thuật, say mê vẽ tranh, tìm đến kết bạn với các bậc thầy hội hoạ như Bùi Xuân Phái, Hoàng Lập Ngôn, v.v. Rồi ông chính thức trở thành một giáo viên dạy hoạ, soạn tài liệu giảng dạy môn hoạ và tham gia các khoá huấn luyện, đào tạo giáo viên hoạ cho Sở GD, Bộ GD…Nhưng với tư cách là nhà giáo, thành tựu đáng kể nhất của ông là đã phát hiện bồi dưỡng được khá nhiều năng khiếu hội hoạ cho Đất Nước- trong đó có ba người con trai của ông- cả ba đều đã đoạt được nhiều giải thưởng cao ở các cuộc Thi tranh vẽ thiếu nhi trong nước và quốc tế         (Nguyễn Anh Tuấn: Huy chương vàng của Anh, Ấn Độ; Nguyễn Anh Tước: Huy chương bạc Hungary; Nguyễn Anh Lanh: Huy chương vàng của Anh, Bungary…) và người con gái út Nguyễn thị Diệu Trinh cũng đoạt Huy chương vàng cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi quốc tế năm 1968 -1969 với bức tranh ngộ nghĩnh “Chúng em múa hát” vẽ một vòng tròn các em múa hát, mà phải quay bức tranh vòng tròn mới nhìn ra em vẽ gì…Mẹ tôi có lần kể lại: cứ mỗi lần nhìn ông chăm chú chọn tranh các con để gủi đi dự thi, bà đều tin là chúng sẽ được thẩm định qua một con mắt tinh tường, nghiêm khắc, công bằng, và chắc chắn là sẽ đoạt giải. Có điều, ông để cho các con tự nhiên phát triển các năng lực thiên tư, chứ không ép buộc hay có chủ trương “ nuôi gà nòi” – như đã có lần ông trả lời phỏng vấn báo chí sau khi các con nhận giải thưởng, và thực tế cũng đúng là như vậy!…Là nhà sư phạm kiểu mẫu, ông say sưa truyền giảng những hiểu biết về văn chương, triết học, mỹ học cho học trò và cho các con. Con cái ông được phân biệt các giai đoạn màu hồng hay màu lam trong tranh của danh hoạ Picasso, biết khá nhiều về các trường phái hội hoạ ấn tượng, Dã thú, Đa Đa…trước khi được tập pha màu chính thức trên pa-let. Nhưng có lẽ, cái bài tập lớn nhất, cái giải thưởng lớn nhất mà ông muốn giao cho lớp học trò- trong đó có các con ông, thì chưa một ai hiểu thấu và xứng đáng trọn vẹn với nó- đấy là lòng tự trọng của người trí thức, người nghệ sĩ, mà ông vẫn gọi là “sự liêm sỉ”! Cũng chính cái liêm sỉ đó đã khiến ông không ít lần phải lao đao trong suốt những năm tháng dạy học và cầm cọ!…Và đây cũng là một động lực để tôi có thể cầm bút viết những dòng kỷ niệm về ông.
Tranh Nguyễn Quảng

Là công chức nhà nước từ năm 1955, đến năm 1971, ông đột ngột xin nghỉ việc không lương, không một chế độ gì, sau một lần đập bàn mắng hiệu trưởng. Có tranh tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quốc từ năm 1958, từng bán cả nhà, mua nhà nhỏ hơn lấy tiền để cặm cụi làm đến cả một xe bò tranh, nhưng rồi ông xếp tranh lại, gạt hết những mối quan hệ đã có, bỏ đi các tỉnh xa thâm nhập thực tế tự do. Ông lảng tránh phải tiếp xúc với các quan chức trong ngành hội hoạ mà theo ông, một số khá đông trong họ, phần nghệ sĩ chỉ có thể đong bằng từng giọt! ( Tôi phải xin lỗi trước một ai đó bởi sự cực đoan thái quá của bố tôi ). Ông vẽ tranh vui, tranh minh hoạ cho các báo, vẽ truyện tranh cho các nhà xuất bản, và …vẽ truyền thần để nuôi gia đình và nuôi nghệ thuật! Có lần, sau vài tuần ở Đồng Mỏ về, ông hớn hở khoe đã kết nghĩa anh em với một ông người dân tộc Tày, và đem cất trang trọng một bọc to lên xà nhà- sau này chúng tôi mới biết đó là sợi thuốc lá, thuốc lào được biếu và được trả công vẽ chân dung cho các cụ trong bản, chúng đã mốc xanh tự bao giờ! Không chỉ một lần ông được trả công vẽ chân dung bằng hiện vật như thế… Bên cạnh tôi luôn cặp kè chiếc đồng hồ bấm giây thể thao cũ kỹ mà tôi đang dùng trong việc làm phim- đó là một vật kỷ niệm của ông, một thứ được trả công sau lần đi thực tế ở Phú Thọ… Nhưng thu hoạch lớn nhất của ông sau những lần đi thực tế “tự do” ấy là tình người ở những vùng đất nghèo khó mà ông thường say sưa kể lại cho người thân và bè bạn, cùng hàng loạt phác thảo, ký hoạ chân dung, phong cảnh, đồ vật… làm chất liệu giúp ông nghiền ngẫm xây dựng tác phẩm. Ông vẽ rất nhiều, có những bức đã hoàn chỉnh, có không ít bức còn ở dạng phác thảo, tìm kiếm bút pháp- nhưng trong đó đều rung động một tình yêu thuần khiết, mộc mạc đối với thiên nhiên và con người. Ông vẽ về những kỷ niệm xưa bập bềnh trong sương khói, về những lễ hội dân gian ngây ngất lòng người ở miền núi và đồng bằng Bắc Bộ, về những cảnh lao động lầm lụi trong các bản làng người dân tộc…Ông vẽ trên lụa, trên giấy, trên toan vải…dù bằng chất liệu gì cũng cho thấy một tâm hồn say đắm muốn lắng nghe thâu nhận để không bỏ sót một sắc thái nhỏ nào của đời. Nhưng cuộc vật lộn giữa mưu sinh với những mục tiêu về nghệ thuật thật gay gắt, chúng luôn thường trực trong ông ông; đó là sự xung đột giữa tính chất sú-vơ-nia của tranh và phẩm chất đích thực của nghệ thuật- và xót xa thay, không phải lúc nào mục tiêu nghệ thuật cũng thắng! Ông vẽ để tìm kiếm một bản sắc riêng của mình, để giải toả những ẩn ức thẩm mỹ mà một nghệ sĩ đau đáu trong mình, nhưng ông cũng phải vẽ để bán tranh cho các gallery, các nhà sưu tập tranh để nuôi sống một gia đình 5 con qua những giai đoạn khó khăn nhất về kinh tế của Đất Nước! Có lần, ông giao vài chục bức tranh lụa cho một người hoạ sĩ ( nhưng thực chất là một người buôn tranh ), sau một thời gian, người ấy thông báo chưa bán hết, và đưa trước cho ông một chiếc tivi đen trắng ( sau đó thì “lặn” luôn ). Khi ấy trông ông có vẻ vui lắm, vì ông cũng đang muốn mua cho vợ con một chiếc tivi. Nhưng rồi ngay sau đó, ông lặng buồn rất lâu, ai gặng hỏi cũng không được. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện ông từng kể về danh hoạ Uy-tri-lô. Ông này chỉ ngồi trong nhà, vẽ tranh theo những carpostal phong cảnh vợ đem về, kèm theo một cốc rượu đặt trước mặt. Mỗi khi bà vợ thông báo đã bán được một bức tranh phong cảnh không một bóng người của ông, ông thở dài và lắc đầu buồn bã: “ Ôi chao! Loài người thật ngu xuẩn!”.
Tranh Nguyễn Quảng

Những câu chuyện dí dỏm hay nghiêm túc mà ông kể cho các con nghe, thái độ riễu cợt khinh bỉ trước những gì khuất tất, những cảnh quỵ luỵ xin xỏ hoặc dìm dập lẫn nhau… đã vô tình bộc lộ tất cả quan điểm ứng xử và nhân cách của ông. Và ông đã vẽ theo sự dẫn dắt của chúng.
Chúng tôi may mắn được ông đưa đi theo không ít lần, vào những dịp nghỉ hè, lên Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, về Sầm Sơn, Nghệ An…để tận mắt chứng kiến sự say đắm hồn nhiên của ông trước thiên nhiên hào phóng diễm lệ, trước cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc hứa hẹn nhiều bí ẩn của màu sắc và đường nét cho tranh ( Có lẽ, tình yêu đối với miền núi của tôi cũng bắt nguồn từ đó, cho đến ngày tôi tình nguyện lên Tây Bắc dạy học khi tốt nghiệp ĐHSP HN, và cả tới tận bây giờ…). Sau một thời kỳ vẽ theo đề tài có tính chất minh hoạ ( như Bình dân học vụ…), toàn bộ tranh của ông có thể nói là sự phản quang dịu ngọt về những gì yêu thương, day dứt ám ảnh ông trên những vùng đất đã đi qua. Cố Nhà báo, nhà thơ Trần Hoà Bình sau khi được xem tranh của ông tại nhà đã từng viết như sau: “ Mặc dù ông không có điều kiện theo học hết khoá học của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng có thể mạnh dạn nói rằng: hoạ sĩ Nguyễn Quảng là một trong những đại diện tiêu biểu cuôí cùng của “trường phái école Baux Arts” 1- trên một cái nền vững chắc về tạo hình đã tìm kiếm những cách biểu hiện đầy ấn tượng, nhưng lại không rơi vào cái vũng lầy của chủ nghĩa hậu hiện đại mà hiện không ít hoạ sĩ trẻ đang tìm cách vẫy vùng thoát ra - dù họ đã kinh doanh được trong lĩnh vực hội hoạ một cách đáng ngạc nhiên, theo lối chụp giật và thả hoả mù…”.
Năm 1990, ở tuổi 70, bố tôi vào thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 200 bức tranh chọn lọc từ hàng ngàn bức tranh của cả một đời cầm cọ, với hy vọng sẽ tổ chức được một triển lãm tranh cá nhân đầu tiên. Thật may mắn, qua một mối quan hệ tình cờ, ông làm quen được với giám đốc Nhà hát Hoà Bình -chị Hoàng Thị Thương. Là một giám đốc kinh doanh năng động và cũng là người am hiểu nghệ thuật, chị Thương sau khi được xem tranh của ông đã ủng hộ ý định ấp ủ cả đời của ông. Chị đã cho thu xếp, cải tạo hành lang Nhà hát thành một hành lang tranh nghệ thuật, đồng thời thu xếp cho ông hoạ sĩ già một phòng nhỏ ở Nhà hát để tiện sinh hoạt. Chị còn giúp đỡ ông một phần về kinh phí để đóng khung tranh, làm áp-phích, in tờ rơi, làm băng-rôn…Việc mở phòng tranh này cũng được chủ tịch Hội Mỹ thuật thành phố lúc đó là hoạ sĩ Ca Lê Thắng ủng hộ nhiệt tình… Hôm khai mạc Hành lang tranh nghệ thuật, có đại diện nhiều cơ quan ban ngành, nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều phóng viên báo chí, truyền hình thành phố…Và, có cả Chủ tịch UBND Thành phố hồi ấy là ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp cũng đến dự. Khó mà miêu tả được tâm trạng của bố tôi trong buổi hôm ấy…Ông vui vẻ giải thích cho bất kỳ ai về lai lịch, ý đồ từng bức tranh, và ông đã rút mù-xoa chấm nước mắt vì cảm động. Biết tính ông hay ngại ngùng trước quan chức- dù là quan chức chính quyền hay quan chức trong ngành nên tôi cũng hơi lạ lùng khi thấy ông cặp kè thân mật bên ông Chủ tịch Thành phố, tận tình nói về từng bức tranh máu thịt của mình…Điều thắc mắc nho nhỏ ấy của tôi chợt sáng rõ, khi sau đó vài tháng, tình cờ tôi được đọc một bản thảo viết dở của ông, có tiêu đề: Vị quan chức thương dân nghèo và ông hoạ sĩ già. Trong đó ông kể lại, khi việc xin giấy phép gặp trục trặc bởi sự quan liêu hành chính, ông đã chủ động tìm đến ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp, sau khi đã được nghe người dân nghèo bán hàng rong, kéo xích lô tay kể về ông Chủ tịch này như một huyền thoại về lòng thương dân, về sự liêm chính, công bằng…Tôi chợt hiểu, trong những giọt nước mắt hiếm hoi của ông hoạ sĩ già được ống kính máy quay, máy ảnh chộp được ở buổi khai mạc triển lãm tranh chắc hẳn phải có cả lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tinh thần cao quý ở một người đang “cầm cân nảy mực” xã hội- điều mà ông, một người lao động nghệ thuật đang khao khát, giống như biết bao người lao động ở cái Thành phố bề bộn kia…Giọt nước mắt đó tôi còn được gặp lại sau gần hai mươi năm, khi mẹ tôi đọc dòng tít báo lớn trên Tuổi trẻ Thành phố thông báo vị quan chức thương dân nghèo ấy đã đi xa mãi mãi…Vâng, trong 17 năm qua, cả gia đình chúng tôi, kể từ khi bố tôi còn sống hay đã mất vẫn thỉnh thoảng nhắc đến ông- người từng được bố tôi và cả nhà coi là một ân nhân , là “ chú Sáu”- như nhiều người đã gọi một cách trìu mến, dù chỉ là một thứ tình cảm “kính nhi viễn chi”. Hồi đó, bố tôi sau khi viết xong bài báo đã không gủi đi đâu cả, với mặc cảm sợ người ta cho là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Mặc cảm đó lây sang cả tôi! Và tôi chợt nghĩ: dù ông rất phong phú và uyển chuyển trong ngôn ngữ nói – viết, nhưng có lẽ, chỉ ở trong tranh, ông mới bộc bạch được hết những cảm nghĩ sâu xa nhất của mình. Cũng chính vì vậy mà tôi đã cất giữ những trang viết của ông về “chú Sáu”- cùng nhiều di cảo khác của ông, như một thứ “bảo vật” của gia đình tôi.
Lần triển lãm tranh ở Nhà hát Hoà Bình thành công ngoài sự mong đợi. Dĩ nhiên là bố tôi có bán được tranh để trang trải nợ nần. Nhưng đìều lớn nhất mà ông thu hoạch được chính là sự cảm nhận sâu sắc, sự ngợi ca đầy nồng hậu của nhiều tầng lớp người Thành phố đối với lao động nghệ thuật của ông. Sổ ghi cảm tưởng với những lời trân trọng, yêu mến, kính phục đã khiến ông như được hồi sinh, giúp ông có thêm bao nghị lực mới mẻ để tiếp tục vẽ như không hề có tuổi già và bệnh tật dày vò…Nhiều tờ báo của Thành phố đã đánh giá cao công sức lao động cần cù bền bỉ của ông, và đặc biệt là đều đã nhìn thấy trong tranh ông một tâm hồn tươi trẻ, một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng được thể hiện qua những nét vẽ- mảng màu bay bổng, phóng khoáng, hồn nhiên… Hai năm sau, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Công ty Saigon Tourist, bố tôi lại mở được một phòng triển lãm cá nhân nữa, với những bức tranh bổ xung vẽ trong Thành phố, về đề tài Nam Bộ… Rồi ông quay ra Hà Nội, tiếp tục miệ
t mài vẽ tranh với khát vọng xây dựng những tác phẩm lớn cuối đời. Và kể cho các con các cháu nghe những câu chuyện trong sách vở, trong những chuyến phiêu bạt của ông suốt từ Bắc vào Nam- đặc biệt là về những ngày tháng ông lang thang trên đất Sài Gòn, trên đất Long An…Thú vị nhất là câu chuyện ông đã sống nhiều tháng ra sao trong căn buồng nhỏ ngay sát phòng nhốt một con hổ xiếc của Nhà hát Hoà Bình…
Ông đã đi xa hơn mười năm, nhưng trong ngôi nhà nhỏ mà ông sống những năm tháng cuối đời như lúc nào cũng hiển hiện vầng trán rộng, ánh mắt hiền hậu và tinh nghịch của ông, cùng câu ngạn ngữ La- tinh ông dạy cháu gái giữa khi ông đau đớn nhất bởi ung thư di căn giai đoạn cuối: “Shi va piano, va sano; shi va sano, va long tano”( Ai đi một cách nhẹ nhàng như tiếng dương cầm, sẽ đi được tốt, ai đi được tốt, sẽ đi được xa…).
Đúng ngày ông mất, tôi làm bài “Văn tế bố”. Xin phép được dẫn lại vài dòng:
Bao năm mải mê dẫn lũ trẻ đi vào thế giới của sắc màu, hình khối
Những thoáng ngẩn ngơ đưa tim óc trải trên khung lụa, tờ tranh.
Trên bục giảng say sưa với những tư tưởng của Vonte, Rutxô, những ý đồ của Vangốc, Gôganh
Bên giá vẽ miệt mài theo những vẻ đẹp của núi rừng, sông suối, cùng tinh tuý của trời mây, hoa cỏ
...
Trong gian nan chẳng bao giờ mất nụ cười đôn hậu
Giữa thiếu nghèo không lúc nào quên triết lý Đông – Tây
Tách trà đặc thơm bâng khuâng thương bạn cũ
Ly cà phê đắng ngậm ngùi nhớ chuyện xưa
Rồi lại ba lô trên vai ngơ ngác kiếm tìm
Từ núi rừng Việt Bắc mờ sương
Tới những nẻo đường phương Nam ngập nắng…
___________________
[1] Đọc là Ê-Côn Bô-Za – ý muốn nói tới những hoạ sĩ xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương







Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

"La Ragazza di Bube" (Cô gái của Bebo)

"La Ragazza di Bube"  là bản nhạc mình đã thuộc từ nhỏ , thực ra đây là bản nhạc trong bộ phim cùng tên “La Ragazza di Bube” (Người tình của Bebo) do đạo diễn Charles Rustichelli (1916-2004) đồng thời là nhà soạn nhạc phim người Ý, với sự tham gia của hai diễn viên chính là Claudia Cardinale và George Chakiris. 
  Bộ phim này ra mắt vào năm  1964 tại Mỹ , và được đề cử giải Gấu vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 14 , bài này vô cùng thân thuộc với mình trong suốt thời kỳ đi học.



Bây giờ cùng nghe Francis Goya (1946, tên khai sinh là Francis Weyer) chơi guitar bản này. Francis Goya  sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ ở thành phố Liege (Bỉ). Ông là nghệ sĩ  solo guitar nổi tiếng thế giới.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

The Second Waltz ( Waltz số 2 cung Đô thứ và Mi giáng trưởng của Dmitry Dmitrievich Shostakovich ;1906 – 1975)

      Dmitry Dmitrievich Shostakovich (1906 – 1975) là nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc Nga . Sự nghiệp của nhà soan nhạc tài năng nhưng lận đận này đã được khán giả vô cùng ngưỡng mộ với một công trình nghệ thuật đồ sộ của ông để lại.

    Bản nhạc nổi tiếng " The Second Waltz" - Waltz số 2 cung Đô thứ và Mi giáng trưởng là phần 7 trong tổ khúc “The Suite for Variety Orchestra” ( sau 1956)( Tổ khúc cho vài loại dàn nhạc) gồm 8 chương do Dmitry Dmitrievich Shostakovich sáng tác, nó cũng được đặt tên là Suite for Variety Stage Orchestra . Sau nhiều năm, tác phẩm này đã từng được xác định nhầm là Tổ khúc cho dàn nhạc Jazz số 2 (1938) , là một tác phẩm khác gồm 3 chương đã bị thất lạc trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Shostakovich thưc sự đã ghi vào danh mục bản này là số 1, nhưng bản số 2 thì không có. Tuy nhiên, theo Derek C Hulmer ghi nhận năm 2000 thì đây chính là Tổ khúc số 2 cho vài loại dàn nhạc, gồm 4 chương.

   Theo tài liệu ghi nhận sau năm 1956, và được cho là chính thức, thì Tổ khúc này gồm 8 chương như sau:
1.  March (hành khúc)
2.  Dance 1
3.  Dance 2
4.  Little Polka
5.  Lyric Waltz (in C minor and E-flat major) Liric Waltz (cung Đô thứ và Mi giáng trưởng)
6.  Waltz 1 (in B-flat major and A major) Waltz số 1 (Cung Si giáng trưởng và La trưởng)

7.  Waltz 2 (in C minor and E-flat major) Wallz số 2 (cung Đô thứ và Mi giáng trưởng)
8.  Finale

      Bản nhạc The Second Waltz tuyệt vời này đã từng được sử dụng làm âm nhạc chủ đạo của bộ phim nhạc kịch nghệ thuật nổi tiếng của Liên xô «Первый эшелон» ( Buổi diễn tập đầu tiên) vào năm 1955,  và cũng là nhạc nền của bộ phim Eyes Wide Shut (1999 ) của đạo diễn lừng danh người Mỹ Stanley Kubrick (1928-1999) , dựa theo tiểu thuyết “Câu chuyện giấc mơ” của Arthur Schnitzler -1926, và trong nhiều clip ca nhạc khác.
    Trong bộ phim Anna Karenina - phiên bản mới nhất năm 2012 của đạo diễn người Anh Joe Wright - dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Đại văn hào Nga Leo Tolstoi (1828-1910), bản nhạc này cũng được sử dụng. Nữ diễn viên người Anh Keira Knightley trong vai Anna Karenina, cô cũng đã từng thành công vang dội trong vai cô gái quí tộc nghèo Lizzie (Elizabeth Bennet ) trong bộ phim Pride & Prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến) phiên bản năm 2005 , dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ nhà văn Anh Jen Austen (1775-1817)

Cùng nghe và thưởng thức nào!

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

La Campanella cung Sol thăng thứ của Franz Liszt (1811-1886)

La Campanella ( cái chuông nhỏ ) là tên bản Etude số 3 , cung Sol thăng thứ trong 6 Etude ( bài tập, khúc luyện được soạn dành cho một nhạc cụ dây có bàn phím) của Franz Liszt, được chuyển đổi vào năm 1851 từ một phiên bản cũ ( transcendante d'après Paganini , S.140, năm 1838), bản La Campanella này được viết sau phần cuối của bản Concerto số 2 , cung Si thứ dành cho Violin của Paganini. 
 Sáu Etude đó là:
· Étude No. 1 in G minor (Preludio, Andante)
· Étude No. 2 in E-flat major (Andante capriccioso) 

· Étude No. 3 in G-sharp minor (Allegretto) (La Campanella ) – after the final movement of Paganini's Violin Concerto #2 in B minor (Bản tập luyện số 3 cung Sol thăng thứ (vui tươi) - Sau phần cuối của bản Concerto số 2 , cung Si thứ dành cho Violin của Paganini)
· Étude No. 4 in E major (Vivo) ("Arpeggio")
· Étude No. 5 in E major (La chasse) (Allegretto) .
· Étude No. 6 in A minor (Theme and Variations) .


Etude này có tên là Chuông nhỏ, nhưng với mình nó như tiếng róc rách của dòng suối, trong vắt, và mình cứ đi theo, đi theo tới một nơi vô định, rồi  bỗng dưng mọi thứ bừng sáng, lung linh, huyền ảo ... phải chăng đó là chốn thần tiên nhỉ?

Cùng nghe Yundi Li chơi bản này nào

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

MAMA với giọng hát Robertino Loretti (1947)

Music: Cesare Andrea Bixio
Lyrics: Bruno Cherubini
 Robertino Loretti sinh ngày 22/10/1947 tại Italia, trong một gia đình khá đông con, đã bộc lộ giọng ca vàng từ rất sớm. Giọng của ông thật hiếm quý, thuần khiết, đến mức năm ông mới có 8 tuổi, người ta đã mời ông về hát cho dàn đồng ca Nhà hát Opera Roma. Rồi khi lớn dần, ông chuyển sang hát tại các nhà hàng, quán nhạc ...
 Lần đầu tiên Robertino hát tại một buổi hòa nhạc lễ hội ngành in ấn và đã nhận được một "huy chương bạc". Sau đó ông quan tâm đến những cuộc thi thường xuyên hơn và ông đã tham dự cuộc thi các ca sĩ không chuyên do Đài phát thanh Italia tổ chức. Qua cả 4 vòng thi, Robertino Loretti đều đứng đầu và đoạt giải nhất chung cuộc cùng huy chương vàng, khẳng định giọng ca tuyệt vời của mình. Điều này cũng cho phép ông, lúc đó mới 13 tuổi, trở thành một trong những ca sĩ biểu diễn chính thức tại Thế vận hội Olympic mùa hè năm 1960 tại Roma.

Mamma, son tanto felice
perché ritorno da te
la mia canzone ti dice
ch'è il più bel giorno per me
mamma, son tanto felice
viver lontano perché?

Mamma, solo per te la mia canzone vola,
mamma, sarai con me, tu non sarai più sola!
Quanto ti voglio bene
queste parole d'amore
che ti sospira il mio cuore
forse non s'usano più,

Mamma, ma la canzone mia più bella sei tu
sei tu la vita e per la vita non ti lascio mai più!

Sento la mano tua stanca
cerca i miei riccioli d'or
sento e la voce ti manca
la ninna nanna d'allor
oggi la testa tua bianca
io voglio stringere al cuore.

Mamma, solo per te la mia canzone vola,
mamma, sarai con me, tu non sarai più sola!
Quanto ti voglio bene
queste parole d'amore
che ti sospira il mio cuore
forse non s'usano più,

 Mamma, ma la canzone mia più bella sei tu
sei tu la vita e per la vita non ti lascio mai più!
Mamma... mai più!


LỜI VIỆT
Tim con rung lên khi nghe tiếng mẹ
Ôi bao thân thương như tiếng ca ban chiều
Vang bên tai con bao lời ân tình
Ôi bao tha thiết sưởi ấm tâm hồn
Mẹ mừng vì giờ đây con đã trở về
Mẹ nhìn con mỉm cười âu yếm

Ơi mẹ! Cả cuộc đời con chỉ ôm ấp hình bóng mẹ
Ơi mẹ! Thật là đẹp tươi và bao hạnh phúc sống bên mẹ
Con ca lên khúc ca ân tình
Ôi bao xa cách nay đã qua rồi
Con nâng niu ôm lấy cánh tay mẹ yêu
In trong tim con, mẹ mến yêu

Ơi mẹ! Thật là đẹp tươi và bao hạnh phúc khi còn ấu thơ
Qua rồi, năm tháng mong chờ
Từ nay con sẽ sống bên mẹ mến yêu trọn đời

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

"Là ci darem la mano" - bài song ca trong vở opera Don Giovanni của W. A. Morzart

   "Là ci darem la mano"  là bài song ca cho giọng nam trung (baritone) và nữ cao (soprano) trong vở opera Don Giovanni của W.A. Morzart (1756-1791), ông sáng tác vở nhạc kịch này năm 1787. Tác giả viết lời ca bài hát này là  Loreno Da Ponte ( 1749-1838) nhà viết kịch bản cho các vở Opera và là nhà thơ vùng Venice. Ông đã viết kịch bản cho 28 vở opera của 11 nhà soạn nhạc, trong đó có 3 vở opera của Mozart là Don Giovanni, The Marriage of Figaro và Cosi Fan Tutte.
     Don Giovanni – hay Don Gioăng , cứ nói đến tên này, ai cũng liên tưởng đến hình ảnh về một chàng trai bảnh chọe, chuyên đi quyến rũ và tán tỉnh các cô gái. Bài hát "Là ci darem la mano" trong vở nhạc kịch bất hủ này đả kích thật ý nhị và tinh tế qua cao độ - góc độ âm thanh của bài hát, sự quyến rũ của anh chàng Don Giovanni kia đã làm cô nàng Zerlina gục ngã…

   Nào, cùng nghe bản này qua hai giọng ca : Nam ca sĩ chuyên hát nhạc cổ điển người Nauy sinh năm 1977 Audun Iversen , và nữ ca sĩ  người Latvia  Elina Garanca sinh năm 1976,  một giọng ca opera khá ấn tượng.



DON GIOVANNI:
La ci darem la mano,
La mi dirai de si;
Vedi, non e lontano,
Partiam, ben mio, da qui.

ZERLINA:
Vorrei, e mnon vorrei,
Mi trema un poco il cor;
Felice, e ver, sarei,
Ma puo burlarmi ancor.

DON GIOVANNI:
Veini, mio bel diletto;

ZERLINA:
Mi fa pieta Masetto;

DON GIOVANNI:
Io cangiero tua sorte.

ZERLINA;
Presto non son piu forte.

DON GIOVANNI;
Andiam!

ZERLINA;
Andiam!

A DUE:
Andiam, andiam, mio bene,
A ristorar le pene
Dun innocente amor

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Шахерезада (Nàng Scheherazade )

     Автор музыки и слов - Н. Рудина
Natalie (Natalia A. Minyaeva , Natalia Rudin - sinh năm 1974 tại thành phố Дзержинске Нижегородской области ( Dzehinsk khu vực Nizhy Novgorod), tốt nghiệp môn piano tại trường nhạc, là ca sĩ nhạc pop của Nga nổi tiếng trong những năm 1990 với bài hát “ Ветер с моря дул" (Gió thổi từ biển) năm 1997. 

    Mới đây nhất, ngày 31 tháng 3 năm 2014 Natalia ra mắt bài hát mới "Шахерезада" (Nàng Scheherazade), trong clip được quay trên bờ biển, cũng là dip kỷ niệm tuổi 40 của cô.
    Năm 2013, Natalia đã gặt hái thành công với hát Bài hát О Боже, какой мужчина! (Ôi chúa ơi, Người đàn ông nào đây), do Natalia sáng tác phổ theo lời thơ gửi qua email của Roses Zimens, và theo lời ca sĩ nói, cô đã phổ nhạc theo lời thơ đó chỉ trong vòng 1 giờ. Tháng 6/2013 bài hát được phát hành trên video clip và đã được truy cập trên 2,5 triệu lần, và bài hát “Ô chúa ơi, Người đàn ông nào đây” đã đoạt giải bài hát hay nhất của Nga trong năm 2013, dẫn đầu bảng xếp hạng phát thanh Nga «Золото́й Граммофо́н» , và là một trong top 20 bài hát hay nhất của năm 2013 trong bảng xếp hạng “Красная звезда” (Ngôi sao đỏ), mình đã tải về blog này ngày 13/4 vừa qua.
      Nào, bây giờ cùng nghe bài hát “ Nàng Scheherazade” nhé!


Шах, шах, Падишах - твой дворец прекрасен!
Зеркала отражают мрамор, а на сердце рана.
Шах, шах, Падишах, как роскошны одежды;
На столах угощений сколько, а на сердце горько.
Не спасают чужие сказки, купленные ласки;
Только в сердце отыщешь рай - зажигай!


Припев:
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада, чем любовь. Любовь!
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада, чем любовь. Любовь!
Шахерезада!
Шахерезада!
Шах, шах, Падишах - черный бархат неба
Раскрывает алмазные звёзды, а ты прячешь слёзы.
Шах, шах, Падишах - изумрудный свет моря;
Ничего твой дворец не значит, если сердце плачет.
Не помогут чужие сказки, купленные ласки
Только в сердце отыщешь рай - зажигай!
Припев:
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада, чем любовь. Любовь!
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада...
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада, чем любовь. Любовь!
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада, чем любовь. Любовь!
Шахерезада!
Шахерезада!
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада, чем любовь. Любовь!
Я не Шахерезада – сказок не будет, не надо слов.
Нет на свете дороже клада, чем любовь. Любовь!
Шахерезада!
Шахерезада!


 Nàng Scheherazade
Nhã Lan dịch
Quốc vương, quốc vương Ba tư – Dáng hình Người sao diệu kỳ huyền ảo!
Đôi mắt 
Người lấp lánh màu cẩm thạch, nhưng trái tim đầy thương tích.
Quốc vương, quốc vương Ba tư , trang phục của 
Người sang trọng làm sao
Trên ngai vàng bao uy quyền phán xét , song trái tim 
Người vô cùng cay đắng
Những câu chuyện kể, mọi vuốt ve êm ái chẳng thể xoa dịu 
Người
Trong tim 
Người chỉ có khoái lạc – Cháy bỏng!
Điệp khúc:
Em không phải là  Scheherazade –Em sẽ chẳng kể chuyện cổ tích, cũng chẳng nói lời nào
Không gì trên thế gian này quí giá hơn tình yêu
Em không phải là  Scheherazade – Em sẽ chẳng kể chuyện cổ tích, cũng chẳng nói lời nào
Không gì trên thế gian này quí giá hơn tình yêu

Nàng Scheherazade!
Nàng Scheherazade!

Quốc vương, quốc vương Ba tư – màn nhung đen bầu trời
Những ngôi sao lấp lánh, nhưng 
Người lại gạt đi những giọt nước mắt.
Quốc vương, quốc vương Ba tư – màu ngọc bích của biển cả
Chẳng có gì ý nghĩa với bản thân 
Người, nếu như trái tim Người đang rơi lệ
Những câu chuyện kể, mọi vuốt ve êm ái chẳng thể xoa dịu 
Người
Trái tim 
Người chỉ còn khoái lạc – Cháy bỏng!
Điệp khúc:
Em không phải là  Scheherazade –Em sẽ chẳng kể chuyện cổ tích, cũng chẳng nói lời nào
Không gì trên thế gian này quí giá hơn tình yêu
Em không phải là  Scheherazade – Em sẽ chẳng kể chuyện cổ tích, cũng chẳng nói lời nào
Không gì trên thế gian này quí giá hơn tình yêu

Nàng Scheherazade!
Nàng Scheherazade!




Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

О Боже, какой мужчина! (Ôi Chúa ơi, Người đàn ông nào đây!)

     Natalie (Natalia A. Minyaeva , Natalia Rudin - sinh năm 1974 tại thành phố Дзержинске Нижегородской области ( Dzehinsk khu vực Nizhy Novgorod), tốt nghiệp môn piano tại trường nhạc, là ca sĩ nhạc pop của Nga nổi tiếng trong những năm 1990 với bài hát “ Ветер с моря дул" (Gió thổi từ biển) năm 1997.
    Bài hát О Боже, какой мужчина! (Ôi chúa ơi, Người đàn ông nào đây), do Natalia sáng tác phổ theo lời thơ gửi qua email của Roses Zimens, và theo lời ca sĩ nói, cô đã phổ nhạc theo lời thơ đó chỉ trong vòng 1 giờ. Tháng 6/2013 bài hát được phát hành trên video clip và đã được truy cập trên 2,5 triệu lần
     Bài hát “Ô chúa ơi, Người đàn ông nào đây” đã đạt giải bài hát hay nhất của Nga trong năm 2013, dẫn đầu bảng xếp hạng phát thanh Nga «Золото́й Граммофо́н» , và là một trong top 20 bài hát hay nhất của năm 2013 trong bảng xếp hạng “Красная звезда” (Ngôi sao đỏ)


Mузыка: Наталья Рудина; Cлова: Розa Зименс
Ты ворвался в жизнь мою нежданно,
Изменил мою реальность.
Мысли мерцают, на сердце вспышки,
И любовь без передышки.
Все начиналось как невинный флирт,
А теперь пуст без тебя мой мир.
Ты волшебный, ты с другой планеты,
И ты из моей мечты!

Припев:
О Боже, какой мужчина, я хочу от тебя сына.
И я хочу от тебя дочку, и точка, и точка!
О Боже, какой мужчина, я хочу от тебя сына.
И я хочу от тебя дочку, и точка, и точка!

Не хватит всех на свете нежных слов,
Чтобы описать мою любовь.
И по ночам не плакать по мелочам.
Ты, как время - лечишь мою печаль.
Знаю я, любовь моя взаимна.
Женщина прекрасна, когда любима.
Ты волшебный, ты с другой планеты,
Ты из моей мечты.

Припев:
О Боже, какой мужчина, я хочу от тебя сына.
И я хочу от тебя дочку, и точка, и точка!
О Боже, какой мужчина, я хочу от тебя сына.
И я хочу от тебя дочку, и точка, и точка!

Ты Джонни Депп и Брэд Питт в одном флаконе.
Как самый лучший, ты записан в телефоне.
И ты волшебный, ты с другой планеты.
Я на все вопросы к тебе нашла ответы.

О Боже, какой мужчина!
О Боже, какой мужчина!

Припев:
О Боже, какой мужчина, я хочу от тебя сына.
И я хочу от тебя дочку, и точка, и точка!
О Боже, какой мужчина, я хочу от тебя сына.
И я хочу от тебя дочку, и точка, и точка!



Ôi chúa ơi, người đàn ông nào đây!
Nhã Lan dịch
Bỗng nhiên anh bước vào cuộc đời em
Làm thay đổi cuộc sống thực tại em đang sống
Những suy tư chập chờn trong em, con tim em xao xuyến, cháy bỏng
và em đã yêu anh, cứ yêu hoài, yêu mãi

Mọi thứ bắt đầu từ những lời tán tỉnh vô tình ấy
Thế giới của em giờ đây thật trống trải vì không còn có anh
Anh diệu kỳ, như đến từ một xứ sở xa xôi
Anh là niềm mơ ước trong em!

Điệp khúc:
Ôi Chúa ơi, người đàn ông nào đây, em muốn có con trai với anh.
Em muốn có con gái với anh, và thế là hết, chấm hết rồi!! 

Ôi Chúa ơi, người đàn ông nào đây, em muốn có con trai với anh. 
Em muốn có con gái với anh, và thế là hết, chấm hết rồi!! 


Không lời êm ái nào trên thế gian này diễn tả tình yêu của em với anh
Em sẽ chẳng khóc trong đêm vì chuyện nhỏ nhặt này nữa.
Anh như thời gian chữa lành nỗi buồn của em.
Em biết tình yêu của em sẽ được đáp trả
Người đàn bà sẽ đẹp tuyệt vời khi yêu và được yêu . 

Anh diệu kỳ, như đến từ một xứ sở xa xôi
Anh là niềm mơ ước trong em! 


Điệp khúc: 

Ôi Chúa ơi, người đàn ông nào đây, em muốn có con trai với anh. 
Em muốn có con gái với anh, và thế là hết, chấm hết rồi!!

Ôi Chúa ơi, người đàn ông nào đây, em muốn có con trai với anh. 
Em muốn có con gái với anh, và thế là hết, chấm hết rồi!


Anh , chàng Johnny Depp và Brad Pitt đều vậy cả.
Là người tuyệt vời nhất, anh ghi vào điện thoại.

Anh diệu kỳ, như đến từ một xứ sở xa xôi 
Tât cả những gì em hỏi anh, em đã thấy lời giải đáp .
Ôi, Chúa ơi, người đàn ông nào đây!
Ôi Chúa ơi, người đàn ông nào đây!

Điệp khúc: 

Ôi Chúa ơi, người đàn ông nào đây, em muốn có con trai với anh. 
Em muốn có con gái với anh, và thế là hết, chấm hết rồi!! 

Ôi Chúa ơi, người đàn ông nào đây, em muốn có con trai với anh. 
Em muốn có con gái với anh, và thế là hết, chấm hết rồi!!

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Одиночество (Cô đơn)

   
  
  Ви́ктор Я́ковлевич Дро́быш ( Viktor Yakovlevich Drobysh ; 1966) là nhạc sĩ người nga, nhà soạn nhạc và sản xuất âm nhạc Nga, nghệ sĩ được vinh danh của Liên bang Nga năm 2010. Nữ ca sĩ, diễn viên Слава (Анастасия Сланевская) - Slava (Anastasia Slanevskaya) sinh năm 1980 tại Moscva là một trong những cộng tác thành công của Drobysh. Bài hát "Одиночество” (Cô đơn) là bài hát được Slava cùng nhạc sĩ  viết trong thời gian ngắn với nhịp 4/4, gam Mi thứ ( E minor). Điệp khúc của bài hát "Cô đơn" được dựa trên một chuỗi các hợp âm: B7 - Em - Am - D - Gmaj7 - Cmaj7 - Am7.
     Slava cho biết cô đã viết bài hát dựa trên kinh nghiệm cá nhân, ghi nhận: " Tôi đã viết bài hát này về sự trải nghiệm của chính bản thân tôi…”. Bài hát này đã nhận được giải thưởng quốc gia hàng năm của Nga «Золото́й Граммофо́н» do Đài phát thanh Nga tổ chức năm 2010 và là một trong những bài hát yêu thích của năm 2010.
    Cuối năm 2013, Slava (Anastasia Slanevskaya) đã cùng Irina Alecsandrovna Allegrova song ca bài Первая любовь , любовь последняя (Tình yêu đầu tiên, tình yêu cuối cùng) do Drobysh sáng tác, và cũng chính Slava viết lời. Bài hát mới này đã nhanh chóng nhận được sự mến mộ cúa khán giả và mình đã tải vào blog này hồi tháng Hai vừa qua.

ОДИНОЧЕСТВО
Mузыка: Виктор Дробыш; Cлова: Виктор Дробыш, Слава ( Анастасия Сланевская)
Каменная леди, Ледяная сказка,
Вместо сердца – камень,
Вместо чувства – маска,
И что? Больно всё равно...
Одинокой кошкой, Вольным диким зверем,
Никогда не плачет, Никому не верит –
И что? Больно всё равно...


Припев:
Одиночество- сволочь, одиночество-скука
Я не чувствую сердце, я не чувствую руку
Я сама так решила, тишина мне подруга
Лучше б я согрешила, одиночество-мука.

Ты в объятьях страсти укрощая львицу
Знай что она хочет, хочет покориться
Тебе проиграть в игре.
Рвётся она в клетку чувства и желаний
Надоело мёрзнуть в царстве ожиданий
Одной стань её судьбой.
Припев.
Одиночество- сволочь, одиночество-скука
Я не чувствую сердце, я не чувствую руку
Я сама так решила, тишина мне подруга
Лучше б я согрешила, одиночество-мука.

Одиночество-сука...
Я сама дверь закрыла
Я собою довольна
Отчего так плохо
Отчего же так больно.
Припев.
Одиночество- сволочь, одиночество-скука
Я не чувствую сердце, я не чувствую руку
Я сама так решила, тишина мне подруга
Лучше б я согрешила, одиночество-мука.

Cô đơn
(Nhã Lan dịch)
Người đàn bà bằng đá,  một câu chuyện băng giá
Thay cho trái tim là tảng đá, thay cho cảm xúc là tấm mặt nạ
Rồi sao nữa đây? Vẫn  đau đớn lắm,
mình  là con  mèo nhỏ cô đơn, là một con thú hoang hung dữ
Mình sẽ chẳng bao giờ khóc,  chẳng bao giờ còn tin ai
Rồi sao  nữa?  Vẫn đau, đau vô cùng
Điệp khúc:
Cô đơn -  thật quái quỉ, cô đơn - thật buồn chán
Con tim mình sẽ không rung động nữa, cánh tay cũng chẳng còn cảm giác
Mình đã quyết sẽ như vậy, Im lặng là người bạn của mình
Thà rằng mình cứ gây nên tội lỗi đi.
Cô đơn - sự hành hạ khôn nguôi

Anh khát vọng chinh phục  sư tử cái
Vậy anh hãy hiểu nó muốn gì, muốn được chinh phục
Và sẽ  thua anh trong cuộc chơi này.
Nó đang vật lộn với những cảm xúc và khát vọng, đam mê
nó đã quá chán sự chờ đợi triền miên giá lạnh
Hãy là một phần cuộc đời nó đi nhé anh
Điệp khúc
Cô đơn -  thật quái quỉ, cô đơn - thật buồn chán
Con tim mình sẽ không rung động nữa, cánh tay cũng chẳng còn cảm giác
Mình đã quyết sẽ như vậy, Im lặng là người bạn của mình
Thà rằng mình cứ gây nên tội lỗi đi.
Cô đơn-  Sự hành hạ khôn nguôi

Cô đơn - thật  buồn chán
Mình tự đóng chặt cánh cửa lại
Như bằng lòng với bản thân
Nhưng  vì lẽ gì mình  thấy  khốn khổ
Vì lẽ gì mình  đau đớn đến thế
Điệp khúc
Cô đơn -  thật quái đản, cô đơn - thật buồn chán
Con tim mình sẽ không rung động nữa, cánh tay cũng chẳng còn cảm giác
Mình đã quyết sẽ như vậy, Im lặng là người bạn của mình
Thà rằng mình cứ gây nên tội lỗi đi.
Cô đơn-  Sự hành hạ khôn nguôi



Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

До свиданья, Москва (Tạm biệt Moscva)

(Музыка: Александра Пахмутова - Слова: Николай Добронравов)

     Алекса́ндра Никола́евна Па́хмутова (Aleksandra Nikolayevna Pakhmutova ) sinh năm 1929, là nhà soạn nhạc Liên xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay, tác giả của hơn 400 bài hát. Một số bài hát của bà đã phổ biến ở Việt nam từ nhiều năm qua như bài “Песня о тревожной молодости" (Thời thanh niên sôi nổi), “Hадеждa” (Niềm hy vọng), “Геологи” (những người địa chất)… 
     Bài hát “До свиданья, Москва” (Tạm biệt Moscva) của Pakhmutova là bài hát được sử dụng để làm bài hát bế mạc cho Thế vận hội mùa hè 1980 tổ chức tại Moskva, một thời được khán giả Việt nam nhiệt tình đón nhận . Bài hát được phổ theo lời thơ của Николай Добронравов (Nikolai Nikolaevich Dobronravov, 1928), là nhà thơ và cũng là người bạn đời của A.Pakhmutova.

На трибунах становится тише
Тает быстрое время чудес.
До свиданья, наш ласковый Миша,
Возвращайся в свой сказочный лес.

Не грусти, улыбнись на прощанье,
Вспоминай эти дни, вспоминай
Пожелай исполненья желаний,
Новой встречи нам всем пожелай. (...) 

Пожелаем друг другу успеха,
И добра, и любви без конца.
Олимпийское звонкое эхо
Остаётся в стихах и в сердцах.

До свиданья, Москва, до свиданья!
Олимпийская сказка, прощай!
Пожелай исполненья желаний,
Новой встречи друзьям пожелай.

Расстаются друзья.
Остаётся в сердце нежность
Будем песню беречь.
До свиданья, до новых встреч. (...)
 Будем песню беречь.
До свиданья, до новых встреч!

TẠM BIỆT MÁT-XCƠ-VA

Giờ chia tay đầy lưu luyến, đang vội vã trôi nhanh,
Biết nói sao trong yên lặng phút giây này.
Ôi Mi-sa, xin tạm biệt bạn dịu hiền Mi-sa,
Hãy quay về với khu rừng thắm tuyệt vời.

Đừng buồn nhé, cùng vui lên trong giờ phút chia tay,
Hãy ghi sâu những tháng ngày bao kỷ niệm.
Ta xa nhau, nhưng trong lòng trọn mối tình bên nhau,
Chúc cho bạn bước lên đường với tốt lành.

Về muôn nơi, bạn mến yêu
Để lại trong trái tim bao êm dịu.
Và bài ca mãi khắc sâu.
Hãy tin rằng chúng ta sẽ gặp nhau.

Cầm tay nhau, một lần cuối ta cùng chúc cho nhau,
Chúc mãi cho thắm thiết tình yêu không cạn.
Olympic sẽ mãi còn đẹp như một bài ca,
Sẽ vang vọng giữa muôn triệu những tấm lòng.

Cùng chia tay, Mát-xcơ-va, tạm biệt Mát-xcơ-va,
Olympic phút giây này xin tạm biệt.
Ta xa nhau nhưng trong lòng trọn mối tình bên nhau,
Chúc cho bạn bước lên đường với tốt lành.

Về muôn nơi, bạn mến yêu
Để lại trong trái tim bao êm dịu.
Và bài ca mãi khắc sâu.
Hãy tin rằng chúng ta sẽ gặp nhau. 
(Net)
Nghe bằng tiếng việt nào


Lời Việt
Thật lặng yên và thiêng liêng trong giờ phút chia tay.
Quá trôi nhanh những phút giây rất tuyệt vời.
Ôi Mi-sa, xin tạm biệt người bạn hiền yêu thương,
Hãy trở về với khu rừng rất diệu kỳ.

Buồn làm chi, mỉm cười đi trong giờ phút xa nhau.
Hãy khắc sâu trái tim ta những tháng ngày.
Mát-xcơ-va xin tạm biệt, hẹn gặp lại mai đây,
Những ước vọng sẽ tới gần với bao người.

Tạm xa nhau bạn mến yêu.
Kỷ niệm thương mến trong tim mang theo.
Và lời ca sẽ vang xa,

Mát-xcơ-va mãi ghi sâu lòng ta.