Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Nghe lại bài hát Yesterday

Bài hát Yesterday mặc dù được ký tên “Lenon/McCartney” nhưng thật ra do Paul McCartney (1942) – một thành viên của ban nhạc huyền thoại Baetles gồm John Lennon, George Harrison, và Ringo Starr, sáng tác. Theo những gì mà Paul kể lại thì bản nhạc này đã nảy ra trong đầu ông vào buổi đêm tại nhà riêng và ngay tức khắc Paul đã bật dậy và đánh lại bản nhạc trên cây đàn piano của mình để khỏi quên. Ngày 14/6/1965, Paul McCartney đã bước vào Abbey Road Studio (London) và sau đó nhanh chóng thu âm một bài hát đã vang lên trong đầu của ông suốt mấy tháng qua
Không giống như các bản nhạc Pop cùng thời, giai điệu của bản nhạc nổi tiếng này bắt đầu với hợp âm F-major (Pha trưởng) rồi sau đó là E-minor (Mi thứ), A-major (La trưởng) rồi cuối cùng là D-minor (Rê thứ). Bài hát ban đầu cũng được đặt tên là “Scrambled eggs” với lời rất buồn cười “Scrambled eggs / Oh baby how I love your legs.” Sau khi đã phối lời lại, không biết rằng cả ban nhạc có cùng tham gia hay không nhưng bản thu cuối cùng là bản thu solo của Paul McCartney. Tuy vậy, sau đó thì Yesterday đã được cả ban nhạc Beatles chơi trong một buổi công diễn năm 1966.
Bài hát Yesterday từ sau khi ra đời đã trở thành bản nhạc được phối lại (covered song) nhiều nhất trong lịch sử nhạc Pop với trên dưới 2000 bản phối khác nhau và có rất nhiều ca sỹ/nhóm nhạc nổi tiếng đã hát lại bài hát này.
Cùng nghe Galya chơi bản này ở cung Dm, theo bản nhạc mình tải dưới đây

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Я спроси́л у о́сени...(Tôi hỏi cây tần bì)

Bài hát "Tôi hỏi cây tần bì" là bài hát tôi đã biết và khá yêu thích từ những ngày còn là sinh viên. Hồi đó chúng tôi hay sưu tầm và cùng nhau hát những bài hát nga yêu thích như: Не повторяется такое никогда, Песня крокодила Гены, Улыбка....Đến giờ tôi vẫn còn thuộc lời những bài hát này.
Vladimir Kirshon (1902 – 1938), là nhà văn, nhà soạn kịch. Ông sáng tác bài thơ Tôi hỏi cây tần bì năm 1935 trong vở hài kịch “sinh nhật”, nhạc sĩ Tikhon Khrennikov đã viết nhạc cho bài thơ này. Cuộc đời ông bất hạnh, chết trong tủi nhục vì bị buộc tội và xử bắn năm 1938, nhưng bù lại , bài thơ Tôi hỏi cây tần bì may mắn hơn tác giả của nó. Năm 1975 khi đạo diễn diễn Eldar Ryazanov đưa vào bộ phim “ Số phận trớ trêu” thì bài thơ đã trở nên bất tử.
Trong bộ phim “số phận trớ trêu” nhạc sĩ Michael Tariverdiev đã soạn nhạc theo những vần thơ của V.Krishon, và từ đó, bài hát đã trở nên nổi tiếng và đi vào lòng khán giả nước Nga và lan truyền sang Việt nam, hồi đó lũ sinh viên chúng tôi cứ đến giờ giải lao là lại túm năm tụm ba lẩm bẩm lời ca...rồi tới câu : "Người yêu bạn ngày ấy, Giờ đã thành vợ tôi" thì im bặt, rồi người thì cười, người thì suy tư, một thời sinh viên đáng nhớ...
Cùng nghe ca sĩ Nikitin Sergey trình bày bài hát này


Стихи: Владимир Киршон
Музыка: Микаэл Таривердиев
Я спроси́л у я́сеня: «Где моя любимая?»
Я́сень не отве́тил мне, кача́я голово́й.
Я спроси́л у то́поля: «Где моя любимая?»
То́поль заброса́л меня осе́ннею листво́й.
Я спроси́л у о́сени: «Где моя любимая?»
О́сень мне отве́тила проливны́м дождём.
У дождя ́ я спра́шивал: «Где моя любимая?»
Долго до́ждик слёзы лил за моим окно́м.
Я спроси́л у ме́сяца: «Где моя любимая?»
Месяц скрылся в о́блаке, не отве́тил мне.
Я спроси́л у о́блака: «Где моя любимая?»
О́блако расста́яло в небе́сной тишине.
«Друг ты мой еди́нственный, где моя любимая.
Ты скажи
́ где скрылася. Знаешь, где она?»
Друг отве́тил пре́данно, друг отве́тил и́скренне:
«Была тебе любимая, была тебе любимая,
была тебе любимая, а стала мне жена».

Я спросил у ясеня 
Я спросил у тополя 
Я спросил у осени...

Tôi hỏi cây tần bì
Lời thơ: Vladimir Kirshon
Nhạc: Michael Tariverdiev
( Diệu Trinh chuyển ngữ)
Tôi hỏi cây tần bì, "người yêu tôi ở đâu"
Cây lắc đầu không buồn lên tiếng
Tôi hỏi cây phong, "người yêu của tôi đâu"
Cây  xối xả trút lá thu vàng úa

Tôi hỏi mùa thu , "người yêu của tôi đâu"
Thu trả lời bằng cơn mưa không ngớt
Tôi hỏi mưa , người yêu của tôi đâu
Mưa tí tách lệ sầu bên khung cửa sổ

Tôi hỏi vầng trăng non, "người tôi yêu ở đâu"
Trăng ẩn mình trong bóng mây  lặng lẽ
Tôi hỏi mây, người tôi yêu ở đâu
Đám mây  tan giữa  trời cao xanh thẳm

Bạn thân của tôi ơi, "người tôi yêu ở đâu"
Nói tôi nghe, nàng đang ở nơi đâu
Người bạn thân thiết,
Bạn trung thành trả lời
"Người yêu bạn ngày ấy,
Giờ đã thành vợ tôi"

Gặp tần bì tôi hỏi
Gặp cây  phong tôi hỏi
Tôi hỏi cả mùa thu....

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Не вспоминай (Đừng nhớ lại)

Tết qua rồi, ngồi đọc tin tức trên mạng, thấy bài thơ tiếng Nga khá ấn tượng, mình tải về tạm chuyển tải bài thơ sang tiếng việt. Hình như chàng trai không bỗng dưng chia tay với cô gái...Mình cảm nhận giọng văn có vẻ giận hờn, trách móc. Tuy nhiên, cũng có thể chỉ là cảm nhận của riêng mình thôi...Có ai có suy nghĩ nào khác xin cho biết ý kiến và mình rất cảm ơn

Не вспоминай меня, не вспоминай
Не заключай меня в объятия мыслей
Забудь меня и память не листай
Её страниц уже не перечислить

Не вспоминай меня в дождливый час
Когда тоска по сердцу бьёт капелью
Не вспоминай меня - не плача, не смеясь
Не в радости, не в горести, не в лени

И если кто-то робко, невзначай
Тебе напомнит обо мне постылом
Ты всё равно, меня не вспоминай
Чтоб для тебя, опять не стать любимым

Đừng nghĩ đến anh, đừng nhớ đến anh
Đừng ấp ủ hình bóng anh trong tâm trí
Hãy quên anh cùng những trang kỷ niệm
Bởi trang đó đã không còn hiện hữu

Đừng nhớ đến anh trong lúc trời mưa
Bởi giọt mưa sẽ làm sầu đau cào xé con tim
Đừng nhớ anh em nhé- đừng khóc, đừng cười
Ngay cả khi em vui sướng, buồn đau, trễ nải

Và, nếu vô tình em gặp chàng trai nào đó
Vẻ thẹn thùng làm em hận nhớ anh
Thì em ơi, đừng nhớ anh, em nhé
Để người đó không thành người tình của em 

 Михаил Шитов
Город: Санкт-Петербург
Email: art-parad61@mail.ru

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Ballade Số 1 , cung Sol thứ với tiếng đàn của Szymon Nehring

     Bản Ballade Số 1 , cung Sol thứ F. Chopin sáng tác trong thời gian năm 1835-1836 để tặng Nam tước Stockhausen (một đại sứ Đức). Bản Ballade Số 1 là bản đầu tiên trong 4 bản ballade và thường được xem là một trong những tác phẩm vĩ đại của Chopin. Trước ông, không ai sáng tác ra thể loại nhạc nào được gọi là ballade (một thể loại luôn gắn liền với thơ). Ông sử dụng nhiều kỹ thuật kết cấu và giai điệu trữ tình để viết nên một loại âm nhạc mạnh mẽ, anh hùng. James Huneker (một nhạc sĩ và nhà bình phê bình nhạc người Mỹ) gọi tác phẩm này là “Odyssey trong tâm hồn Chopin” (Odyssey là một tác phẩm sử thi của Hy Lạp cổ đại). Ông viết bản Ballade đầu tiên này tại Vienna và hoàn tất tại Paris năm 1836.
    Bản Ballade số 1 cung Sol thứ này, và cùng với bản Nocturne số 20 cung Đô thăng thứ đã được sử dụng trong bộ phim “The pianist” của đạo diễn người Ba lan Roman Polanski dựa trên cuốn hồi ký cùng tên của nghệ sĩ dương cầm Ba lan gốc Do thái Wladyslaw Szpilman, người may mắn sống sót trong đợt tàn sát người Do thái của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai.
    Thuật ngữ ballade trong âm nhạc cổ điển được áp dụng cho một tác phẩm khí nhạc (thường là cho piano) theo phong cách kể chuyện. Frédéric Chopin đã sử dụng thuật ngữ này đầu tiên trong Ballade giọng Sol thứ op.23, xuất bản năm 1836 nhưng bắt đầu sáng tác từ năm 1831. Ông đã sáng tác bốn ballade mà các đặc trưng chung của chúng là nhịp phức (6/4 hoặc 6/8) và một cấu trúc dựa trên các biến thể cùng chủ đề mà các niêm luật hình thức âm nhạc không chi phối nhiều như ý định mang tính chương trình hay văn học.
    Ngày 19/5/2014 mình đã tải bài viết về bản nhạc này vào blog với tiếng đàn của Krystian Zimerman.
    Hôm nay nghe đi nghe lại Szymon Nehring nghệ sĩ piano sinh năm 1995 cùng quê hương Ba lan của F. Chopin chơi bản này, mình thấy tiếc cho cậu trong kỳ thi piano quốc tế mang tên Chopin năm 2015 vừa rồi đã không đoạt giải, mặc dù vào chung kết. Mình thấy cậu là niềm tự hào của đất nước Ba lan. Tuy không đoạt giải, nhưng cậu vẫn là người chiến thắng. Mình đã có bài viết về cậu trong blog này với bản 
Mazurka in B minor, Op. 33, No. 4 ngày 28/11/2015 
Bây giờ cùng nghe cậu đàn bản Ballade này trong kỳ thi vừa qua năm 2015 (vòng 2)