Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Missing you

Amy Lynn Hartzler ( 1981 ) , còn gọi là  Amy Lee , là một ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ và nghệ sĩ dương cầm. Cô  là người đồng sáng lập và ca sĩ chính của ban nhạc rock Evanescence . Năm 2012, Lee giành được danh dự ca sĩ xuất sắc nhất tại giải thưởng Revolver Golden Gods, năm 2013 , Amy Lee được đặt tên là  Nữ thần nhạc Rock của năm 2012 trong lễ trao giải Âm nhạc Loudwire , và người phụ nữ nổi nhất   năm 2013 trong lễ trao giải NME (New Musical Express Awards là một giải thưởng âm nhạc hàng năm  tại Anh Quốc, được thành lập bởi các tạp chí âm nhạc).
  Và đây là bài bài “Missing you” do Amy Lee cùng ban nhạc  Big Dismal ( ban nhạc Rock  Ki tô giáo) trình bày vào năm 2003.


Please, please forgive me,
But I won't be home again.
Maybe someday you'll look up,
And, barely conscious, you'll say to no one:
"Isn't something missing?"

You won't cry for my absence, I know -
You forgot me long ago.
Am I that unimportant...?
Am I so insignificant...?
Isn't something missing?
Isn't someone missing me?
Chorus:
Even though I'm the sacrifice,
You won't try for me, not now.
Though I'd die to know you love me,
I'm all alone.
Isn't someone missing me?

Please, please forgive me,
But I won't be home again.
I know what you do to yourself,
I breathe deep and cry out,
"Isn't something missing?
Isn't someone missing me?"

Chorus
 And if I bleed, I'll bleed,
Knowing you don't care.
And if I sleep just to dream of you
I'll wake without you there,
Isn't something missing?
Isn't something...
   
Nhớ anh
 Hãy tha thứ cho em  nhé, em xin anh,
Nhưng em sẽ không trở về nhà nữa.
Có thể một ngày nào đó anh sẽ ngước nhìn lên
Và thốt lên câu hỏi trong vô thức 
"Có gì đó đang dần mất đi chăng?"

Anh sẽ không khóc  khi không có em ở bên, em biết vậy
Anh đã quên em  lâu rồi.
Em chẳng còn quan trọng nữa rồi sao?
Em không đáng để anh nghĩ đến sao?
Một cái gì đó đang dần mất đi
Có ai đó đang nhớ đến em?

Điệp khúc:
Ngay cả khi em là vật hy sinh,
Anh cũng không cố gắng vì em, không phải bây giờ.
Cho dù em muốn chết để biết tình yêu của anh với em thế nào
Em chỉ có một mình.
Có ai đó đang thấy thiếu vắng em?

Hãy tha thứ cho em  nhé, em xin anh,
Nhưng em sẽ không trở về nhà nữa.
Em biết những gì anh làm cho bản thân anh,
Em  thở thật sâu và khóc,
" Một cái gì đó đang mất  đi
Có ai đó đang thấy nhớ em?

Và em sẽ đau đớn vô cùng,
Khi biết anh chẳng quan tâm đến em
Em ngủ chỉ để mơ đến anh thôi
Em sẽ thức khi không có anh ở đó,
Một cái gì đang mất đi sao?
Một cái gì đó…
 (Nhã Lan dịch)





Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Chopin Ballade No.1 op 23 in G Minor (cung Sol thứ)

  Thuật ngữ ballade trong âm nhạc cổ điển được áp dụng cho một tác phẩm khí nhạc (thường là cho piano) theo phong cách kể chuyện. Frédéric Chopin đã sử dụng thuật ngữ này đầu tiên trong Ballade giọng Sol thứ op.23, xuất bản năm 1836 nhưng bắt đầu sáng tác từ năm 1831. Ông đã sáng tác bốn ballade mà các đặc trưng chung của chúng là nhịp phức (6/4 hoặc 6/8) và một cấu trúc dựa trên các biến thể cùng chủ đề mà các niêm luật hình thức âm nhạc không chi phối nhiều như ý định mang tính chương trình hay văn học.
  Bản Ballade Số 1 , cung Sol thứ F. Chopin sáng tác trong thời gian năm 1835-1836 để tặng Nam tước Stockhausen (một đại sứ Đức). Bản Ballade Số 1 là bản đầu tiên trong 4 bản ballade và thường được xem là một trong những tác phẩm vĩ đại của Chopin. Trước ông, không ai sáng tác ra thể loại nhạc nào được gọi là ballade (một thể loại luôn gắn liền với thơ). Ông sử dụng nhiều kỹ thuật kết cấu và giai điệu trữ tình để viết nên một loại âm nhạc mạnh mẽ, anh hùng. James Huneker (một nhạc sĩ và nhà bình phê bình nhạc người Mỹ) gọi tác phẩm này là “Odyssey trong tâm hồn Chopin” (Odyssey là một tác phẩm sử thi của Hy Lạp cổ đại). Ông viết bản Ballade đầu tiên này tại Vienna và hoàn tất tại Paris năm 1836.
  Bản Ballade số 1 cung Sol thứ này, và cùng với bản Nocturne số 20 cung Đô thăng thứ đã được sử dụng trong bộ phim “The pianist” của đạo diễn người Ba lan Roman Polanski dựa trên cuốn hồi ký cùng tên của nghệ sĩ dương cầm Ba lan gốc Do thái Wladyslaw Szpilman, người may mắn sống sót trong đợt tàn sát người Do thái của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai
.

Nghệ sĩ piano người Ba lan chuyên chơi nhạc cổ điển Krystian Zimerman sinh năm 1956 trình bày bản Ballade huyền thoại này.  Zimerman  đã giành giải nhất kỳ thi piano quốc tế mang tên Chopin năm 1975 tại Varsaw, và giải Âm nhạc Leonie Sonning năm 1994 tại Đan mạch

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Träumerei – Reverie (mộng mơ) cung Fa trưởng của Robert Schumann (1810-1856)

Kinderszenen ( Thời thơ ấu) , Opus 15, là một tập hợp của mười ba bản nhạc cho piano được Robert Schumann (1810-1856) viết vào năm 1838 gồm 30 phần, sau đó chọn lọc còn lại 13 phần.
Phần 7 , Träumerei – Reverie (mộng mơ) cung Fa trưởng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Schumann , nó từng được làm tiêu đề của một bộ phim của Đức năm 1944 về tiểu sử của Robert Schumann , đươc chọn làm phàn mở đầu và kết thúc của bộ phim Hollywood - Song of love (Bài hát tình yêu) năm 1947.

Phần 7 - Reverie mô tả sự vô tội của tuổi thơ, một tuổi thơ dễ bị tổn thương, dễ hờn dễ giận , nhưng cũng vô cùng nhẹ nhàng và êm ái. Nhiều nghệ sĩ piano đã trình bày tác phẩm này gần như hóa thân vào bản nhạc, trong khi những người khác ( đặc biệt là Horowitz ) đã nhấn mạnh về một cách tiếp cận khách quan hơn. Chủ đề chính là ngọt ngào ngây thơ và tình cảm, mà Schumann muốn tả lại những góc cạnh thời thơ ấu của mình. Giai điệu khó quên , hòa âm đơn giản, nhưng đặc biệt , và tâm trạng tổng thể mơ mộng và nhẹ nhàng. Phần này kéo dài trong ba phút, nhưng là dài nhất trong tập Kinderszenen.
Nghe Horowitz chơi trên piano nào


Và đây là Katharine Hepburn trong vai Clara Schumann (người vợ yêu dấu của Schumann) trong bộ phim "Song of Love" (Bài hát tình yêu) năm 1947, bản nhạc Reverie được sử dụng

Mình biết giai điệu bài hát này từ khi còn trong nôi. Lời bài hát mình chẳng nhớ, nhưng giai điệu bản nhạc đã đi vào máu vào tim mình, và đây là phần lời Việt do Phạm Duy dịch.
Chiều rơi từ nơi nào xa vắng cũ
Bóng đêm về đó, trời sầu tưởng nhớ
Và lòng nặng mong chờ.
Ngồi im nhìn lên vườn sao lấp ló
Có muôn ngàn sao lững lờ
Có ai run trong xa mờ.
Người xưa về đâu từ khi lá úa ?
Biết nhau chiều đó, trở về đường cũ
Rồi biệt ly không ngờ.
Người ơi ! Phải chăng lạc trong cánh gió ?
Đến bên đàn trăng tít mù
Hóa thân ra sao mơ hồ.
Vì sao lìa nhau để theo kiếp số ?
Cách xa nhiều quá
Nhờ đêm chiếu cho thêm mịt mù.
Dù sao người trên trời cao vẫn nhớ
Biết duyên bạc số
Mà sao vẫn chưa quên tình hờ.
Đột nhiên hạt sao rụng như cánh lá
Thấy tinh cầu ngã
Tưởng là người cũ, là người của mong chờ.
Tình ta hòa theo vệt sao bở ngỡ
Tới nơi mơ hồ có một trời hoa
Suốt một đời mơ ước thành tình ta.
Còn đây là lời bài hát “Những ngày mộng mơ” cải biên lại trong album Chát với Mozart do Ca sĩ Mỹ Linh thể hiện, với mục đích để quần chúng hóa nhạc cổ điển???. Dù sao mình cũng tải  về cùng cảm nhận
Mộng mơ một ngày xuân sang nắng ấm
Những con đường lá xoè xanh non
Góc đường nơi anh vẫn hẹn
Mộng mơ ngày nào vui như tiếng hát
Có nụ cười anh có giọng nói anh nghe sao thiết tha.


Mộng mơ, một ngày bên anh ấp áp
Nắng mai về thức vòng tay anh xiết bờ vai em rất êm
Mộng mơ được gần bên anh mãi mãi
Mãi trong vòng tay anh xiết chặt của anh những ngày êm đềm.

Mộng mơ, mùa thu sương giăng cuối phố
Những con đường lá vàng như mơ bỗng xa mờ
Mình em ngẩn ngơ đi trên lối cũ
Biết anh là những gì xa xôi, vẫn đợi chờ.

Mộng mơ mùa đông mưa rơi ướt áo
Gió mưa về thấm lạnh trên vai mắt buồn trong đêm nhớ ai
Mộng mơ tình yêu bâng khuâng ngõ tối
Có cơn mưa phùn có ngọn đèn khuya
Thắp ngày xa xưa có người mộng mơ.
Tuy nhiên, mình chỉ thích nghe Horwitz chơi trên piano nhất, đó mới thật là Schumann, hoặc bản dịch của Phạm Duy, mình thấy khá ấn tượng.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Storm của Antonio Vivaldi (1678-1741)

Antonio Lucio Vivaldi (1678 - 1741 ) là nhà soạn nhạc Ý thời kỳ Baroque (tiền cổ điển), là nghệ sĩ violin bậc thầy, và là giáo viên . Ông ra đời tại Venice, và được công nhận là một trong những nhà soạn nhạc Baroque lớn nhất, và ảnh hưởng của ông trong suốt cuộc đời của ông đã lan rộng khắp châu Âu. Ông được biết đến chủ yếu cho các sáng tác nhiều bản concerto cho các nhạc cụ, cho violin và nhièu loại nhạc cụ khác . Vivaldi viết hơn 500 bản concerto, nhưng bốn bản concerto cho đàn violon đặt tên bốn mùa (Mùa Xuân, Mùa Hè, Mùa Thu, Mùa Đông) miêu tả phong cảnh từng mùa tương ứng là những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông (chương đầu của bản concerto Mùa Xuân được dùng làm nhạc mở đầu cho trương trình Âm nhạc thính phòng giao hưởng phát sóng trên đài tiếng nói Việt Nam lúc 13h ).
Four Seasons ( Bốn mùa) là một bộ bốn bản concerto violin của Antonio Vivaldi , được ông sáng tác năm 1723 . The Four Seasons là tác phẩm nổi tiếng nhất của Vivaldi , và là một trong những phần phổ biến nhất trong các tiết mục âm nhạc cổ điển . Kết cấu của mỗi concerto được thay đổi , giống như mỗi mùa tương ứng. Ví dụ, " Mùa đông " được dàn trải gợi đến một cơn mưa băng giá lạnh lẽo , trong khi "Mùa hè" gợi lên một cơn bão trong chương cuối cùng của nó. Đó là lý do vì sao chương này thường được gọi là "Storm" 

Mỗi bản concerto trên gồm 3 chương, với chương đầu và cuối nhanh còn chương giữa thì chậm. Ba chương của Mùa Hè là:
1. Allegro non molto (tương đối nhanh, sống động)
2. Adagio e piano – Presto e forte (thong thả mềm mại - nhanh, khỏe)
3. Presto (Rất nhanh)

Nghe chương 3- Presto mình cảm thấy những đám mây đen bỗng dưng kéo tới một cách đe dọa, thấy đáng sợ làm sao, và kèm theo đó là những cơn gió mát lạnh trong một buổi chiều hè nắng gắt oi bức. Dường như có cả tiếng ì ầm của sấm nữa. Tự nhiên thấy trong lòng như có cơn bão, xốn xang, một nỗi đau nào đó không thể diễn tả bằng lời. Rồi mình cảm nhận có mưa, một cơn mưa hè tầm tã , hối hả trút nước xuống mặt đất khô nóng nứt nẻ, tâm trạng mình thấy dịu lại đôi chút...
Cùng nghe nữ nghệ sỹ violon Vanessa Mae (Vanessa-Mae Vanakorn Nicholso) sinh ngày 27 tháng 10 năm 1978 , là nghệ sĩ vĩ cầm gốc Thái và Trung Quốc. Phong cách âm nhạc của cô là "violon kỹ thuật âm thanh hợp nhất", như một số album của cô nổi bật tính năng phong cách kỹ thuật với phong cách cổ điển. Vanessa Mae chơi chương này (Presto) theo phong cách pop rock với tựa đề Storm (Cơn bão)

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Это любовь (Đó là tình yêu)

 Mузыкa и словa - Дина Мигдал
Дина Юрьевна Мигдал (Dean Y. Migdal ) là ca sĩ, nhạc sĩ người Nga, đồng thời cũng là diễn viên và nhà soạn nhạc ,  cô đã từng cùng nhà soạn nhạc Евгений Скрипкин (Evgene Skripkin ) hợp tác viết một số bài hát khá nổi tiếng, đã chiếm lĩnh hàng triệu trái tim khán giả. Dean Migdal đã từng là ca sĩ độc quyền của nhóm  «Палата-Люкс» từ năm 2001-2003.
Bài hát  Это любовь  (Đó là tình yêu) của Migdal sáng tác do nữ ca sĩ  Ярослава Красильникова (Yaroslava Krasinhikova ) sinh ngày 24/6/1979 người Ucraina trình bày và thu âm trong năm 2012. Bài hát này đã được khán giả yêu thích, và  mùa xuân năm 2013 bài hát này được công nhận là bài hát yêu thích của năm 2013.
 Вряд ли ты сможешь ответить
 Кто нас соединил - небо или земля.
 В день когда ты меня встретил -
 Я решила, что жизнь начала с нуля.
 Кто-то уже написал, что мужчины
 И женщины - с разных планет.
 Только ближе тебя и дороже тебя
 Никого для меня во Вселенной нет.



 Припев:
А мы взлетаем высоко,
что рукой не достать.
И говорим с тобой о том,
что другим не понять.
И друг без друга мы не можем:
не жить, не дышать – это любовь.
А мы как небо и земля, как огонь и вода.
То растворяемся в друг друге опять без следа.
(Я точно знаю, что словами
нельзя передать эту любовь.)2

Пусть нам завидуют,
мы независимы и не такие как все.
Кружит стремительно и удивительно
наша Любовь карусель.
Ночь наступает и мы зажигаемся,
как миллионы свечей.
Я хочу обнимать, я хочу целовать,
я хочу засыпать на твоем плече.
 Припев:
А мы взлетаем высоко,
что рукой не достать.
И говорим с тобой о том,
что другим не понять.
И друг без друга мы не можем:
не жить, не дышать – это любовь.
А мы как небо и земля, как огонь и вода.
То растворяемся в друг друге опять без следа.
Я точно знаю, что словами
нельзя передать эту любовь. (2)
 Припев:
 А мы взлетаем высоко
 и говорим с тобой о том.
 И друг без друга мы не можем:
 не жить, не дышать - это любовь.
 А мы как небо и земля, как огонь и вода.
 То растворяемся в друг друге опять без следа.
 Я точно знаю, что словами
 нельзя передать эту любовь.

 Đó là tình yêu
(Nhã Lan dịch)
Liệu anh có thể trả lời được câu hỏi
Ai đã đưa chúng mình đến với nhau – bầu trời hay mặt đất.
Vào một ngày  anh  gặp em
Em đã quyết định sẽ làm lại cuộc đời từ số không tròn trĩnh
Ai đó đã viết rằng, đàn ông
Và đàn bà từ khắp nơi trên  hành tinh
Chẳng ai có thể gần anh và quý giá với anh
ngoài em, trên thế gian này.
 Điệp khúc:
 Nào chúng mình bay lên thật cao,
 Để cánh tay không thể vươn tới.
 Và mình sẽ nói với nhau những điều,
 Mà ngoài chúng ta, chẳng ai hiểu nổi.
 Và chúng mình không thể thiếu nhau:
 Sẽ không thể sống, không thể thở nổi - đó là tình yêu.
 Chúng mình như trời với đất, như nước với lửa.
 Hòa tan trong nhau chẳng để lại dấu vết.
 Em biết rõ một điều, chỉ bằng những lời nói
 Sẽ không thể diễn tả hết  tình yêu chúng mình.
  
 Cứ để mọi người ghen tị với chúng mình,
 Anh em mình độc lập và chẳng như những người khác.
 Tình yêu chúng mình như vòng quay ngựa gỗ
 Màn đêm buông xuống và  tình yêu chúng mình cháy bỏng
 Như hàng triệu ngọn nến lấp lánh
 Em muốn ôm, em muốn hôn,
 Em muốn ngủ thiếp đi trên vai anh.
 Điệp khúc
  Nào chúng mình bay lên thật cao,
  Để cánh tay không thể vươn tới.
  Và mình sẽ nói với nhau những điều,
  Mà ngoài chúng ta, chẳng ai hiểu nổi.
  Và chúng mình không thể thiếu nhau:
  Sẽ không thể sống nổi, không thể thở nổi - đó là tình yêu.
 Chúng mình như trời với đất, như nước với lửa.
  Hòa tan trong nhau chẳng để lại dấu vết.
  Em biết rõ một điều, chỉ bằng những lời nói
  Sẽ không thể diễn tả hết  tình yêu chúng mình.







Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Где же вы теперь друзья-однополчане (Giờ này anh về đâu, hỡi người bạn cùng trung đoàn)

Музыка: Василий Соловьёв-Седой - Слова: Алексей Фатьянов

Василий Павлович Соловьёв-Седой (Vasily Pavlovich Solovyov-Sedoi ; 1907-1979) nhà soạn nhạc Liên xô, nghệ sĩ piano, từ lâu đã được khán giả Việt nam biết đến với những bản tình ca theo cùng năm tháng như Chiều ngoại ô Moscva (Подмосковные вечера), Chiều hải cảng (Вечер на рейде)… Bài hát “Где же вы теперь друзья однополчане” (Giờ này anh về đâu, hỡi người bạn cùng trung đoàn) Sedoi phổ nhạc theo lời thơ của Алексе́й Ива́нович Фатья́нов (Alexei Ivanovish Fatyanov; 1919 -1959), nhà thơ Xô viết rất nổi tiếng với những bài thơ được các nhạc sĩ Liên xô - trong đó có V.P Sedoi phổ nhạc. Bài hát “Giờ này anh về đâu, hỡi người bạn cùng trung đoàn” đã từng là bài ca yêu thích của những người lính Việt nam trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước…Bây giờ đang là tháng Năm - một tháng Năm huyền thoại của nước Nga, cùng nghe lại bài hát này nhé

Майскими короткими ночами,
Отгремев, закончились бои.
Где же вы теперь, друзья-однополчане,
Боевые спутники мои?
Я хожу в хороший час заката
У сосновых новеньких ворот;
Может, к нам сюда знакомого солдата
Ветерок попутный занесёт.



Мы бы с ним припомнили, как жили,
Как теряли трудным вёрстам счёт.
За победу мы б по полной осушили,

За друзей добавили б ещё.
Если ты случайно неженатый,
Ты, дружок, нисколько не тужи,
Здесь у нас в районе, песнями богатом,
Девушки уж больно хороши


Мы тебе колхозом дом построим,
Чтобы было видно по всему:
Здесь живёт семья советского героя,
Грудью защитившего страну.
Майскими, короткими ночами,
Отгремев, закончились бои.
Где же вы теперь, друзья-однополчане,
Боевые спутники мои?


GIỜ NÀY ANH VỀ ĐÂU, HỠI NGƯỜI BẠN CÙNG TRUNG ĐOÀN

Những đêm tháng Năm ngắn ngủi,
Chiến trận đã kết thúc, lặng yên.
Giờ này anh về đâu, hỡi người bạn cùng trung đoàn,
Những người bạn cùng chiến đấu bên tôi bao ngày qua?
Tôi trở về vào thời khắc đẹp lúc hoàng hôn
Bên chiếc cổng gỗ thông còn mới;
Có thể về quê tôi, hỡi người lính thân quen
Cơn gió đồng hành sẽ đưa anh đến.

Chúng ta sẽ nhớ lại những ngày cùng chung sống,
Đã trải qua bao dặm trường đầy gian khổ
Chúng ta đã vắt kiệt sức mình cho chiến thắng
Vì đồng đội ta lại còn sẻ chia.
Nếu như bạn chưa có gia đình,
Bạn thân ơi, chớ có đau buồn nhé,
Quê tôi, chốn này thật nhiều những bài ca,
Cùng biết bao cô gái xinh đẹp.

Chúng tôi sẽ dựng cho anh một mái nhà nông trang,
Để khắp nơi mọi người đều biết:
Gia đình người anh hùng Xô Viết sống nơi đây,
Đã từng lấy thân mình bảo vệ đất nước thân yêu.
Những đêm tháng Năm ngắn ngủi,
Chiến trận đã kết thúc, lặng yên.
Giờ này anh về đâu, hỡi người chiến sĩ cùng trung đoàn,
Những người bạn cùng chiến đấu bên tôi bao ngày qua?

(Net - edited)

Cùng nghe Đăng Dương -Trọng Tấn hát nào


Lời việt
Đêm hè về,
ánh trăng vàng chiếu khắp thôn làng
Chiến trường không còn tiếng súng xưa hờn oán
Giờ này anh về đâu
Hỡi người bạn cũ cùng binh đoàn
Đã sánh bước cùng nhau trên con đường sáng
Nếu giờ này bạn hiền còn thiếu một gia đình
Xin bạn hãy đừng ngại ngần về chốn quê tôi
Miền đồng quê phì nhiêu
Nông trường lời hát hòa êm đềm
Có nhiều cô đẹp như tiếng ca ban chiều


Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Nightingale (Chim họa mi) của Yanni

    Bản Nightingale (chim họa mi) là một bản nhạc trong album Tribute của Yanni (Yiannis Hrysomallis, 1954) sau khi ông trình diễn tại Ấn độ và Trung quốc năm 1977.
    Trong bài Nightingale ta nghe tiếng sáo - Một nhạc cụ truyền thống của các nước phương Đông. Đây là live show của Yanni ở đền Taji Mahal. Thành công nhất trong bản nhạc này là đoạn độc diễn của nhạc công thổi sáo. Sáo tại các nước Hồi giáo có tính chât thôi miên rắn hổ, nhưng ở đây, sáo có thể thôi miên hàng triệu trái tim người yêu nhạc. Quả thực, mình nghe bản nhạc này của Yanni thấy trong lòng khó tả vô cùng, Yanni là người Hy lạp – phương Tây nhưng mình lại cảm nhận chất phương Đông nhiều hơn, dường như bị thôi miên vào đó, mình cảm nhận thấy tiếng chim vỗ cánh, tiếng rì rào của gió, lúc thì như thấy mình trên một đỉnh núi, lúc thì trong thung lũng, và bỗng dưng như đang bay bay trên một khoảng trời vô tận.
   Điều mình khâm phục Yanni ở chỗ là ông tự học, tất cả những gì ông đạt được là ông tự tìm hiểu, sáng tạo và tìm tòi – điều này không phải ai cũng có thể làm được.

Nightingale
Sing us a song
Of a love that once belonged
Nightingale
Tell me your tale
Was your journey far too long?
Does it seem like I'm looking for an answer
To a question I can't ask
I don't know which way the feather falls
Or if i should blow it to the left
Nightingale
Sing us a song
Of a love that once belonged
Nightingale
Tell me your tale
Was your journey far too long?
All the voices that are spinnin' around me
Trying to tell me what to say
Can I fly right behind you
And you can take me away
All the voices that are spinnin' around me
Trying to tell me what to say
So Can I fly right behind you
And you can take me away
Ah ah ah ah ah.....
You can take me away 
Chim họa mi
Nhã Lan dịch
Hãy hát  cho chúng mình một bài hát
Về  tình yêu một thời là của chim họa mi
Hãy kể cho mình chuyện cổ tích của  bạn
Chuyến đi của bạn đã quá lâu  rồi chăng?

Dường như mình đang tìm câu trả lời
một câu hỏi mình không thể hỏi ai khác
Mình chẳng biết những chiếc lông tơ nhẹ bấc rơi như thế nào
Hay nếu như mình thổi nhẹ nó sang bên trái

Ơi Chim họa mi
Hãy hát  cho chúng mình một bài hát
Về tình yêu một thời là của chim họa mi
Hãy kể cho mình chuyện cổ tích của  bạn
Chuyến đi của bạn đã quá lâu  rồi chăng?

Những âm thanh vang vọng xung quanh mình
Đang cố gắng bảo mình nói  điều mình muốn nói
Vì vậy, mình có thể bay sau bạn
Và bạn có thể đưa mình theo
Ah Ah Ah
Bạn có thể đưa mình theo

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Спектакль окончен (Vở kịch đã kết thúc)

  Bài hát “Спектакль окончен” ( Vở kịch đã kết thúc) do Константи́н Шота́евич Мела́дзе (Konstantin Meladze Shotaevich ) - nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc sinh năm 1963, gốc Gruzia sáng tác riêng cho cô ca sĩ sinh năm 1987 người Moscva là Полина Сергеевна Гагарина (Paulina Sergeevna Gagarina), và được cô ghi âm trong Album thứ 3 của mình phát hành ngày 19/1/2012. 
  Bài hát thể loại Dance sport này nhanh chóng được khán giả yêu thích với hàng chục triệu lượt truy cập, trở thành bài hát của năm 2012, được công nhận là một trong top 20 bài hát hay nhất trong năm 2012 theo bảng xếp hạng“Красная звезда” (Ngôi sao đỏ). Mình cảm tình với giọng hát này.
Я хочу запомнить как смята постель, как ты одеваешься там, в темноте
Как уходишь призраком молча, не прощаясь.
Дописали мы свой роман про любовь, не хватает лишь пары слов,
Посиди со мной, поговори со мной.
 

Я хочу запомнить как падает снег, медленней обычного падает снег.
Как душа по комнате бродит обнаженной.
Скоро зазвучит эхо нового дня, начинай его без меня.
Не буди меня, освободи меня.
 

Припев:
Спектакль окончен, гаснет свет и многоточий больше нет.
Останови музыку, спектакль окончен,
happy end. 

Я буду такою, как ты не хотел, сделаю с другими, что ты не сумел.
Я порву последние нити между нами.
Мокрые глаза заслоняя рукой, я прошу тебя, бывший мой -
 
Посиди со мной, поговори со мной!
 

Vở kịch đã kết thúc
Nhã Lan dịch

Em  nhớ lại đống chăn nệm nhàu nát, anh mặc quần áo trong đêm
lặng lẽ ra đi, chẳng nói lời từ biệt. 
Chúng mình đã viết xong tiểu thuyết tình yêu , chỉ còn thiếu vài từ vặt vãnh
Anh ngồi bên em, nói chuyện với em

Em muốn nhớ lại cảnh tuyết rơi, chậm hơn so với ngày thường. 
Hình bóng anh đi lại trong căn phòng lúc đó
Thế rồi âm vang một ngày mới bắt đầu mà chẳng có em
Nó để em tự do, chẳng đánh thức em dậy

Điệp khúc
Vở kịch đã kết thúc, ánh đèn đã tắt và chẳng còn gì để lại
Âm nhạc dừng chơi, vở kịch kết thúc, hạnh phúc cũng bay xa

Em sẽ làm điều anh từng không thích sẽ làm với người khác điều anh không làm được
Em sẽ cắt đứt sợi chỉ cuối cùng giữa anh và em
Tay che đôi mắt đẫm lệ, em xin anh, người yêu cũ của em
Hãy ngồi bên em, hãy nói chuyện với em!



Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Vẽ cho những đời người dáng đứng thẳng băng

Kiến Giang. Lệ 
Thân tặng NT



*

Người họa sỹ trầm ngâm bên giá vẽ
vầng trán cao, 
lặng lẽ, 
tóc bạc bay
Dáng đăm chiêu, 
ánh mắt thoáng vơi đầy.
Cây cọ nhỏ nằm yên trong tay nắm

Зеркала (Mắt gương)

Григорий В. Лепсверидзе (Gregory V. Lepsveridze ) sinh ngày 16/05/1962 tại Sochi, là ca sĩ, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất người gốc Gruzia với những thành công khá ấn tượng. Bài hát  Зеркала” (Mắt gương) ông sáng tác và cùng song ca với nữ ca sĩ chuyên nhạc Pop người Ucraina  Karolina Miroslavivna Kuiek , tên gọi phổ biến là Ani Lorak sinh năm 1978, với giọng ca mạnh mẽ đầy cá tính, và một sắc đẹp hoang dã thu hút , nổi tiếng toàn khu vực Tây âu.
Bài hát Зеркала”(Mắt gương) là bài hát được chọn là bài hát của năm 2013 với hàng triệu lượt truy cập, và quả thật, mình cũng rất thích bài hát này. Tình yêu thật dễ tan vỡ khi chúng ta không tôn trọng nó, nâng niu và gìn giữ nó như  đôi mắt của chính mình...

Музыка и словa : Григорий В. Лепсверидзе
Острые углы, нервы, суета
Я уже другой, ты давно не та
Что была со мной, бережно храня нашу любовь


Ты включаешь свет, только мне темно
Холодно вдвоем, холодно давно
Не хватает сил сделать первый шаг и все изменить
Припев:
Но и я смотрю в твои глаза
Пустые зеркала, ищу в них отражения
Знаю, что любовь давно ушла
И в мире из стекла, ищу любви спасенья, слышишь

Медленно часы разрезает ночь
Утро не придет, сердцу не помочь
Каждый новый день оставляет тень от нашей любви

Не хватает нот, не хватает слов
Рассказать тебе то, о чем поет
Тонкая струна, рваная душа,ты просто поверь
Припев:
Что и я смотрю в твои глаза
Пустые зеркала, ищу в них отражения
Знаю, что любовь давно ушла
И в мире из стекла, ищу любви спасенья, слышишь

Но я смотрю в твои глаза
Пустые зеркала, ищу в них отражения
Знаю, что любовь давно ушла
И в мире из стекла, ищу любви спасенья, слышишь

Но и я смотрю в твои глаза
Пустые зеркала, ищу в них отражения
Знаю, что любовь давно ушла
И в мире из стекла, ищу любви спасенья, слышишь




Mắt gương
Nhã Lan dịch
Bao căng thẳng, giận hờn, rồi bình lặng
anh không còn là anh, và em đã thay đổi từ lâu
Anh bật lên ngọn đèn sáng không màu, mà em chỉ thấy màn đêm đen tối

Thuở ban đầu yêu nhau, em đã không vã vội, nâng niu tình yêu như bảo vật hữu hình
yêu thương đã nguội lạnh, thành băng giá rồi anh
Cả hai chúng ta không đủ sức làm lại từ đầu tất cả
Điệp khúc :
Ngay cả khi nhìn vào mắt em
Anh chỉ thấy tấm gương trống rỗng phản chiếu
Anh hiểu tình yêu đã qua rồi
Qua lớp thủy tinh gương ấy, anh tìm sự cứu vãn tình yêu, em có nghe không?

Tiếng tíc tắc chậm rãi xé tan màn đêm
Bình minh chẳng buồn tới, chẳng thể xoa dịu con tim
Một ngày mới trôi qua, khoảng cách tình yêu chúng ta lớn dần 

Không đủ nốt nhạc, lời ca
để cùng anh tâm sự mọi điều qua tiếng hát
Dây đàn mỏng manh, trái tim vỡ nát, chỉ cần anh tin vậy
Điệp khúc :
Ngay cả lúc nhìn vào mắt em
Anh chỉ thấy tấm gương trống rỗng phản chiếu
Anh hiểu tình yêu đã qua rồi
Qua lớp thủy tinh gương ấy, anh tìm sự cứu vãn tình yêu, em có nghe không?
Ngay cả lúc nhìn vào mắt em
Anh chỉ thấy tấm gương trống rỗng phản chiếu
Anh hiểu tình yêu đã qua rồi
Qua lớp thủy tinh gương ấy, anh tìm sự cứu vãn tình yêu, em có nghe không?