Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Piano Sonata No. 23 in F Minor ( Fa thứ) "Appassionata", Op. 57 của Ludwig van Beethoven

Bản sonata viết cho piano số 23 giọng Fa thứ (F Minor) ấn phẩm số 57, thường được gọi là Sonata  “Appassionata” (Đam mê), được xem là một trong 3 sonata đỉnh cao thời kỳ “thành thục” của Ludwig van Beethoven (1770-1827), cùng với Sonata No. 26 “Les Adieux”, Op. 81a và Sonata No. 21 “Waldstein”, Op. 53 quen thuộc với tên gọi Sonata “Bình minh” bởi cảm hứng trong trẻo và tươi mới đem lại từ những giai điệu đầy sức sống. Tác phẩm được viết trong những năm 1804, 1805 và có lẽ cả trong năm 1806, đề tặng cho công tước Franz von Brunswick. Ấn phẩm đầu tiên xuất bản vào tháng 2 năm 1807 tại Vienna
Tác phẩm gồm 3 chương:
  Chương một ( Allegro assai)  chuyển động nhanh sau phần mở đầu gây ngạc nhiên trong việc thay đổi tone và nhịp độ. Chủ đề mở đầu dựa trên 2 motif tương phản. Motif đầu trầm lắng nhưng mang điềm báo đáng ngại, motif thứ hai rất ngắn chỉ với 4 nốt nhưng được nhắc lại quả quyết và đầy khó chịu, được lặp lại có quy luật gợi nhớ đến  âm hình “định mệnh gõ cửa” trong chương 1 bản Giao hưởng số 5 của nhạc sĩ sau này. Ngay sau hình ảnh đầy ám ảnh mang dáng vẻ của một thế lực đen tối này, motif đầu được nhắc lại ở giọng Son giáng trưởng tạo nên tương phản. Phần tóm tắt chủ đề 1 là đoạn chơi khá mạnh với sự hân hoan chiến thắng chuyển sang giọng Fa trưởng với sự thay đổi ví trí trên phím piano. Chủ đề 2 xuất hiện như là sự đảo ngược tự do của chủ đề chính mang màu sắc thanh thản và nét đẹp nhẹ nhàng. Tiếp đó là phần phát triển khi mà các chủ đề va chạm nhau, mâu  thuẫn đẩy dần lên cao trào với sự chiếm ưu thế của chủ đề 1. Cũng như  trong Sonata “Waldstein”, đoạn coda kéo dài một cách bất bình thường, chứa đựng phần ứng tác hợp âm rải trải rộng trên bàn phím piano. Việc tác giả lựa chọn giọng Fa được nhanh chóng làm sáng tỏ khi nhận thấy chương này thường xuyên sử dụng các tông tối và sâu của những nốt Fa thấp nhất trên đàn piano, cũng là nốt thấp nhất mà Beethoven đã sử dụng trong sáng tác sonata.
 Chương 2 (Andante con moto - attacca ) được xem như phần lắng dịu giữa 2 cơn bão. Chìm trong không khí ấm áp và thân tình, khá đồng nhất về giai điệu tương phản với sự phức tạp đan xen của chuyển động cũng như tính chất âm nhạc của chương trước. Không khí này có được nhờ cấu trúc chỉ gồm 1 chủ đề và các biến tấu với nhịp độ chậm, yên tĩnh và có tính chất tụng ca ở giọng Rê giáng trưởng. Chủ đề này gồm có 2 đoạn tám nhịp đều đặn được nhắc lại, đoạn thứ 2 bắt đầu ở giọng La giáng trưởng. Các khúc biến tấu lần lượt là :
Biến tấu đầu tương tự như chủ đề gốc, nhấn nhịp khác thường ở tay trái.
Biến tấu 2 là sự tô điểm thêm cho chủ đề chính với 16 nốt.
Biến tấu 3 với tốc độ nhanh, thêm vào 30 nốt. Thay cho việc nhắc lại, tay trái và tay phải mỗi bên đảm nhiệm một phần của chủ đề chính khi trở lại.
Biến tấu 4, đoạn nhắc đi nhắc lại chủ đề gốc với một chút thay đổi, thay thế đoạn kết ở nốt lặng, cặp đôi khép lại ở hợp âm quãng 7 giảm (ở tay phải?!), đầu tiên chơi pianissimo rất nhẹ, tính chất âm nhạc tươi mới, trong vắt… như gạn lọc, tẩy rửa… lúc đầu ở tay phải, rồi tiếp nối với cả 2 tay, sau một giây lát dường như ngơi nghỉ bất ngờ chơi rất mạnh, vang như tiếng sấm (so sánh theo mức độ tương phản với phần trước) và chuyển sang chương 3 không có đoạn nghỉ (attacca). Beethoven cũng đã kết chương 3 của Giao hưởng số 5 trong khi trạng thái căng thẳng vẫn chưa chấm dứt, để rồi chương 4 nối tiếp với tiếng kèn đồng hân hoan chiến thắng. Cũng như vậy, ở đây cũng có một đoạn kết không đuợc giải quyết hoàn toàn, nhưng sự trì hoãn lâu hơn so với bản Giao hưởng số 5.
 Chương 3 (Allegro ma non troppo - Presto )  có nhiều biến đổi khác thường, chỉ có phần thứ 2 là được chủ định sẽ nhắc lại. Chương này được dựa trên chủ đề có tính chất chuyển động không ngừng (perpetuum mobile)* với 16 nốt luân chuyển liên tục mà chỉ được ngắt quãng trong đoạn trình bày và đoạn coda (đoạn kết của 1 tác phẩm hoặc 1 chương). Đoạn coda xuất hiện với chủ đề hoàn toàn mới dựa trên hình thức nhịp đôi. Chuyển động của cảm xúc dẫn đến đỉnh điểm ở giọng Fa thứ án ngữ một cách vững chắc với sự hỗ trợ từ những âm át quãng bảy. Chương này là một tổ hợp giàu cảm xúc với nhịp bước gấp gáp, nếu không muốn nói là một cơn bão táp âm thanh.
Chú thích : * perpetuum mobile (tiếng Latin) được hiểu là một đoạn nhạc đặc trưng bởi sự chuyển động không ngừng của các nốt với nhịp nhanh. Toàn bộ hoặc một phần đáng kể thường được nhắc đi nhắc lại mà không bị giới hạn bởi số lần. Kỹ thuật này cũng xuất hiện trong chương cuối Piano Sonata No. 17 “Tempest” (Bão táp) của Beethoven, hay trong Piano sonata No. 2 của Frédéric Chopin… và được thể hiện bởi dàn nhạc như trong chương cuối Concerto cho dàn nhạc của Béla Bartok. Trong một vài trường hợp, thể canon cũng có thể được chơi theo kiểu moto perpetuo, lúc đó được gọi là canon perpetuus.
Motif:  Motif hay nhạc tố là yếu tố nhỏ nhất của một ca khúc hay tác phẩm âm nhạc. Một hoặc hai motif tạo nên âm hình có đầy đủ phách mạnh và phách yếu. Thường một motif gồm chỉ vài ba nốt nhạc. Motif ngắn và nổi tiếng nhất có lẽ là “tiếng gõ cửa” trong giao hưởng số 5 của Beethoven
 Theo Lê Long (nhaccodien.info) – (Edited and completed by Nhã Lan)

Claudio Arrau León ( 1903 - 1991) - nghệ sĩ Piano nổi tiếng người Chi lê trình bày tác phẩm này ( 3 chương, mình thích nhất chương 3)

* Còn đây là phân trình bày của Arthur Rubinstein
Chương 1-  Allegro Assai - Arthur Rubinstein

Chương 2 - Andante Con Moto - Arthur Rubinstein

 

Chương 3 - Allegro Non Troppo - Arthur Rubinstein trình bày


Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Giao hưởng số 40 cung Sol thứ (KV.550) của Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) sáng tác  bản Giao hưởng số 40 cung Sol thứ (KV. 550) vào năm 1788.



Trong ánh sáng rực rỡ của thời kỳ Cổ điển, việc sáng tác thách thức các nhạc sĩ thể hiện hiệu quả tối đa, chính là những tác phẩm giao hưởng. Một trong những viên ngọc ấy là bản symphony của Mozart, tác phẩm số 40 cung Sol thứ, K.550. Symphony này được viết vào mùa hè năm 1788, lúc Mozart ba mươi hai tuổi, chỉ trong vòng sáu tuần lễ, ông đã viết xong ba bản symphony. Và bản Symphony số 40 này đã là một trong những 3 tác phẩm viết về thể loại này nổi tiếng nhất, hoàn hảo nhất của ông
Ông bố trí nhạc cụ cho tác phẩm Symphony số 40 này với khối đàn dây tiêu biểu bao gồm violin, viola và cello, cộng thêm kép đôi contrabass (nghĩa là Đại Hồ cầm có nét nhạc giống với Hồ cầm, nhưng thấp hơn một quãng tám). Khối kèn gỗ sử dụng hai flute, hai kèn oboe và hai kèn bassoon.
Khối kèn đồng chỉ có hai french horn, và bộ gõ gồm hai bộ timpani. Không có trumpet hoặc trombone. (Mozart sử dụng kèn trombone trong các opera, nhưng không bao giờ dùng trong symphony). Cũng không có clarinet trong tổng phổ nguyên bản, về sau Mozart mới thêm vào.
Những symphony (giao hưởng) vào thời Mozart thông thường bao gồm những ba hoặc bốn phần. Phần thứ nhất, thường được ghi allegro, được trình tấu ở tốc độ nhanh, mãnh liệt và kịch tính. Phần này luôn luôn xuất hiện trong bản sonate, đôi khi có một đoạn intro ngắn.
Phần thứ nhì thường  chậm, và có thể là đoạn diễn cảm trong thể loại sonata, thể loại rondo, hoặc thể loại chủ đề và biến tấu.
Phần thứ ba tiêu biểu là một minuet và trio, chơi trong tính cách duyên dáng theo nhịp ba. Đôi khi, phần này bị bỏ đi, để vào phần tiếp theo.
Phần kết thúc thông thường luôn có mặt trong thể loại sonate, nhưng cũng có thể được viết theo thể loại rondo hoặc thể loại chủ đề và biến tấu. Nó thường được chơi rất mãnh liệt, đôi khi có tính cách hài hước, và nhất là bằng một tốc độ nhanh.
Copyright © VIET PIANO COMMUNITY (edited)

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Piano concerto No.1, Op. 11 in E Minor (Mi thứ) của Frédéric Chopin

Frédéric François Chopin sáng tác  concerto  cung Mi thứ  vào năm 1830, lúc ông mới 20 tuổi, sau concerto cung Fa thứ (1829) nhưng vì xuất bản trước , nên được đánh dấu  là  Op.11,  số thứ tự là 01. Đây là bản concerto nói lên tâm trạng sắp rời xa quê hương,  và tâm trạng này của ông cũng thể hiện rất rõ trong Nocturne số 20 cung Đô thăng thứ - còn gọi là dạ khúc xa xứ nổi tiếng của ông.
Bản concerto số 1 cung Mi thứ được Chopin biểu diễn vào tháng 10 năm 1830 trong buổi hòa nhạc chia tay tại nhà hát Quốc gia Vacsava.

       Chương I -- Allegro maestoso
Giai điệu trầm hùng, nhưng có phần ảm đạm của dàn nhạc cất lên giống như sự u buồn day dứt của chàng trai trẻ sắp bước vào sự thử thách mới của cuộc đời. Tuy buồn nhưng những nốt nhạc cho thấy sự kiên quyết. Không giống các nhà soạn nhạc khác, âm nhạc của Chopin như nói chuyện với chính mình. Trong chương 1 này có cảm giác tuy chưa ra đi nhưng sự u hoài đã thể hiện rõ rệt trong cảm xúc của chàng trai trẻ. Xen lẫn trong đó là những tiếng thơ qua tiếng đàn piano. Thủ pháp sáng tác cũng như phong cách này bạn còn gặp lại trong nhiều tác phẩm ngắn khác của ông như Ballade hay Nocturne. Giai điệu trong chương này được viết cho dàn nhạc thể hiện nỗi buồn mênh mông vô hạn của chàng trai 20 tuổi sắp rời xa quê hương với bao nỗi niềm…trong đó tình yêu chắc hẳn là điều làm ông day dứt nhất…Có đôi lúc sự hối hả, khẩn trương được đẩy lên cao nhưng dường như kèm theo tiếng thở dài qua các khí nhạc thể hiện.
      Chương II-Romance: Larghetto
Từng nốt nhạc như những viên ngọc buông rơi trên phím đàn, tựa như những tiếng thơ trong đêm, dìu dặt lãng mạn, thổn thức và đam mê… chương này có cảm giác ta đang nghe những bản Nocturne dài của ông. Nếu bạn có cảm giác muốn làm thơ hay hát những giai điệu hay nhất bạn có thể cho người mình yêu thì bạn sẽ đồng cảm với những tiếng dương cầm trong chương II này.

     Chương III: Rondo: Vivace – giọng Mi trưởng (E major)
Còn gọi là khúc Rondo. Gạt đi những ưu phiền, lo âu,  tình cảm,  chàng trai vươn vai đầy nghị lực để chuẩn bị cho hành trình mới qua những tiếng đàn vui tươi nhộn nhịp, giầu nhạc tính. Đoạn kết này đầy tính khích lệ. Chàng trai tự nhủ và tin tưởng vào tương lai  nếu chính bản thân vui tươi và tin vào một cuộc sống tốt đẹp đang chờ phía trước . Nghe chương này bạn không thể không thấy sảng khoái qua thủ pháp sáng tác của ông. Thật là một kết thúc có hậu và như đã nói đó là cái nhìn lạc quan, đầy nghị lực, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tác giả.

Net (edited)




Cùng nghe Seong Jin Cho - thí sinh vừa đoạt giải nhất cuộc thi Piano quốc tế mang tên Chopin lần thứ 17 vừa kết thúc ngày 23/10/2015 cùng dàn nhạc
 
Warsaw Philharmonic Orchestra  với Nhạc trưởng tài năng tuyệt vời Jacek Kaspszyk 

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Piano Concerto N.º 2 , Op. 21 in F minor ( Fa thứ) của Frédéric Chopin

        Bản concerto cung Fa thứ, hay còn được gọi là bản concerto số 2 của Frédéric Chopin , thực ra là bản concerto đầu tiên của ông, sáng tác vào năm 1829, nhưng vì nó được xuất bản sau bản concerto cung Mi thứ (1830), cho nên bị đánh dấu là op.21, và người ta từ đó mà gọi nó là bản số 2. Khi viết bản concerto này, F.Chopin lần đầu tiên đã hướng về "lý tưởng” và "bất hạnh”, sau này trở thành bầu không khí âm nhạc của ông, đã định hình ý tướng cho một chủ đề âm nhạc mà sau này hàng triệu người sẽ theo ông khám phá ra lạc thú trong thất vọng.
      F.Chopin trình tấu bản concerto cung Fa thứ duy nhất 2 lần, lần thứ nhất vào ngày 17 tháng 3 năm 1830 và lần thứ hai sau đó mấy ngày. Khi đó F.Chopin vừa trở về Warszawa sau khi chinh phục Vienna và Praga. Ông tổ chức hòa nhạc để tặng cho tình yêu của ông, nàng Constance Gladkowska, những vinh quang tuổi trẻ mà ông vừa đạt được. Tuy nhiên trong 2 buổi hòa nhạc này, bản concerto cung Fa thứ không được thính giả đón nhận như ông mong muốn. Chỉ một số ít người hiểu được nét độc đáo của ông. Nhưng có lẽ F.Chopin đã cảm thấy mình được thưởng công đầy đủ, vì nàng Constance ngồi ngay hàng ghế đầu đã mỉm cười với ông. 
    Sau này trong một lá thư viết cho người bạn thân Titus Wojciechowski, ông nhận xét "Thính giả họ bị điếc cả.”.  Vì bản concerto cung Fa thứ bị đối xử "lạnh nhạt” như thế, nên từ sau hai buổi hòa nhạc đó, F.Chopin chỉ trình tấu bản concerto cung Mi thứ, được viết có phần chín muồi hơn, cũng là bản concerto mà ông đã trình tấu khi ra mắt thính giả Paris lần đầu tiên. Trong cuộc thi quốc tế mang tên F.Chopin lần thứ 10 tại Vacsava, phần chung kết bao giờ cũng là trình tấu một trong hai bản concerto của F. Chopin. Theo "thông lệ” là những người đoạt giải nhất đều là những người chọn bản concerto cung Mi thứ. Người duy nhất chọn concerto cung Fa thứ mà giành chiến thắng, chính là nghệ sỹ Đặng Thái Sơn của Việt nam!
(Net-edited)
Phần trình bày dưới đây do Arthur Rubinstein ( 28/1/1887 - 20/12/1982 ) cùng dàn nhạc giao hưởng London do Andre Previn làm nhạc trưởng. Arthur Rubinstein  là nghệ sĩ piano quốc tịch  Mỹ , người Ba lan gốc Do thái, nổi tiếng với những bản nhạc của Chopin và được xem như là một trong những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất thế kỉ 20.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Schumann Concerto in A minor Op. 54

Robert Schumann(1810 -  1856) là một nhà soạn nhạc  phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức. Ông là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19.
Tôi rất thích câu nói nổi tiếng của R. Shumann : “It is music's lofty mission to shed light on the depths of the human heart”  (Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người.)
Robert Schumann hoàn thành  Piano Concerto giọng La thứ ( A minor), Op. 54  lãng mạn nổi tiếng  này vào năm 1845.
Đây là phần trình bày của dàn nhạc Gewandhaus, nhạc trưởng là Maestro Riccardo Chailly cùng nữ nghệ sĩ dương cầm danh tiếng người Argentina Martha Argerich

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

ДОРОГОЙ ДЛИННОЮ ( Tình ca du mục)

  (музыка Б. Фомина; слова:  К. Подревского)

Bài hát này mình thuộc từ nhỏ (lời tiếng viêt), và cũng là bài hát yêu thích của giới trẻ thủ đô trước đây….Đây là bài hát Nga, do Б. Фомина (1900-1948) sáng tác và mau chóng phổ biến toàn thế giới…
Сергей Вячеславович Лазарев – ca sĩ người Nga sinh năm 1983 trình bày bài hát này rất ấn tượng, truyền cảm...


1. Ехали на тройке с бубенцами,
А вдали мелькали огоньки...
Эх, когда бы мне теперь за вами,
Душу бы развеять от тоски!
Припев:
Дорогой длинною,
Да ночкой лунною,
Да с песней той,
Что вдаль летит звеня,
И с той старинною,
Да с семиструнною,
Что по ночам
Так мучила меня...
2. Да, выходит, пели мы задаром,
Понапрасну ночь за ночью жгли.
Если мы покончили со старым,
Так и ночи эти отошли!
Припев:
Дорогой длинною,
Да ночкой лунною,
Да с песней той,
Что вдаль летит звеня,
И с той старинною,
Да с семиструнною,
Что по ночам
Так мучила меня...
3. В даль родную новыми путями
Нам отныне ехать суждено!
Ехали на тройке с бубенцами,
Да теперь проехали давно!
Припев:
 Дорогой длинною,
Да ночкой лунною,
Да с песней той,
Что вдаль летит звеня,
И с той старинною,
Да с семиструнною,
Что по ночам
Так мучила меня...


Tình ca Du mục
1.Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời
Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng
Tìm em năm tháng thấy đâu hình bóng nàng
Em thân yêu ơi, biết em giờ đây nơi đâu
Nhắn giúp cho ta chim ơi
Nhắn giúp cho ta mây ơi
Thảo nguyên bát ngát đem giấu em ta nơi nào
Lần theo dấu vết em đi
Tìm đâu cho thấy em yêu
Tình yêu đốt cháy, trong tim phút giây nào nguôi
Tháng tháng năm năm trôi qua
Bão tuyết mưa rơi sương sa
Tình anh vẫn xanh như lá cây đang mùa xuân
La la la la...
2.Dù cho năm tháng phôi pha hình bóng nàng
Dù thời gian có xóa tan bao ước vọng
Hàng mi đen láy như nhung vì nắng chiều
Trên vai em tôi, nỗi buồn dài theo mái tóc...
Nhắn giúp cho ta mây ơi
Thảo nguyên bát ngát đem giấu em ta nơi nào
Lần theo dấu vết em đi
Tìm đâu cho thấy em yêu
Tình yêu đốt cháy, trong tim phút giây nào nguôi
Tháng tháng năm năm trôi qua
Bão tuyết mưa rơi sương sa
Tình anh vẫn xanh như lá cây đang mùa xuân
La la la la...
NET

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Piano concerto số 20 giọng Rê thứ (D Minor) của Wolfgang Amadeus Mozart (27/1/1756 - 5/12/1791)

Piano concerto số 20 giọng Rê thứ (D Minor) - (K.466) – một trong 2 bản piano concerto duy nhất Mozart viết ở giọng thứ - được hoàn thành và trình diễn lần đầu vào ngày 10 tháng 2 năm 1785 tại Viena Casino do chính Mozart độc tấu. Khi ấy Mozart đang trong thời kỳ đỉnh cao, nổi tiếng với tư cách vừa là nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn.

Giọng Rê thứ ít khi xuất hiện trong các tác phẩm của Mozart, nhưng lại vô cùng quan trọng. Về sau ông dùng giọng này cho cảnh đày Don Giovanni xuống địa ngục trong vở opera cùng tên và cho cả bản Requiem sầu thảm.

Chương một,  còn gọi là “ Allegro” thoáng hiện lên những nét nhạc u uẩn đầy kịch tích mà về sau Mozart thường sử dụng cho những tác phẩm cuối đời của mình, đoạn khởi đầu được áp dụng kỹ thuật đảo phách ắt hẳn đã khiến khán giả thời đó phải ngỡ ngàng. Phần trình diễn của dàn nhạc và piano kết hợp những nét nhạc kỳ bí với sự bùng nổ mãnh liệt, theo đó thể hiện phần lớn những chất liệu giai điệu được sử dụng cho toàn bộ chương nhạc.

Chương hai - viết ở giọng Si giáng trưởng (B Flat Major), còn gọi là “Romanza” - một trong những khúc nhạc dịu êm và nên thơ nhất của Mozart, giữa chừng ngắt đoạn bởi khúc nhạc dữ dội ở giọng thứ.

Chương cuối là khúc rondo, còn gọi là “ Allegro assai” bão táp một lần nữa trở lại, tuy vậy cũng đượm vẻ nên thơ hơn so với chương một. Những hiệu ứng được sử dụng xen kẽ giúp giảm bớt sự gay gắt của chủ đề chính vốn quá bốc lửa và góc cạnh, Sau đoạn cadenza (một đoạn độc tấu hào nhoáng ở cuối phần trình diễn - thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc) , tác phẩm lên tới cao trào và kết thúc ở giọng Rê trưởng.

Mozart có khả năng thể hiện sự vĩ đại của mình qua mọi tác phẩm ông viết, dù là giao hưởng, opera, mass hay piano sonata. Và chẳng hề sai nhận định rằng, toàn bộ 27 piano concerto của ông là những tác phẩm được hưởng trọn vẹn sự thiên tài ấy.
NET(edited)


Nữ nghệ sĩ dương cầm người Argentina - Martha Argerich  trình bày phần piano cùng dàn nhạc  di Padova e del Veneto - dàn nhạc nổi tiếng của Ý, thành lập năm 1966 do Alexandre Rabinovitch làm nhạc trưởng.   
Martha Argerich sinh ngày 5/6/1941 tại Buenos  AiresArgentina, đã sớm phát triển niềm say mê đặc biệt với âm nhạc khi chỉ mới 2 tuổi rưỡi. Khi lên 8 tuổi, Argerich xuất hiện lần đầu trước khán giả Buenos Aires với piano concerto số 20 giọng Rê thứ, K. 466 của Wolfgang Amadeus Mozart và piano concerto số 1 giọng Đô trưởng, Op. 15 của Ludwig van Beethoven. 
Bà cũng là người tham gia làm giám khảo cho cuộc thi piano quốc tế lần thứ 10 mang tên Chopin tháng 10 năm 1980 tại Vacsava, Ba lan, mà  Đặng Thái Sơn của Việt nam đã giành chiến thắng

Nghe phần II- Romanza trên nhạc của tui

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

BÌNH YÊN NƠI ĐÂU

Lê Duy Đức


 Đã bao ngày không đứng trong cái gió biển lồng lộng, hứng cái nắng gay gắt cháy da hay lao vào cái sóng ầm ập…

Cái mưa tí tách trước hiên, cái cảm giác muốn vung tay nghịch ngợm giọt mưa mờ đi, như xoay ống kính trật focus.
Cái rực đỏ hoa phượng chỉ còn là vị đắng mong manh sau tách trà vội buổi sáng.
Cái hồn nhiên trong veo sao mà xa xăm, ngoi ngóp trong cái vẩn đục xô bồ.
'Bình yên một thoáng cho tim mềm. 
Bình yên ta vào đêm.'
Cái bình yên thật xa xỉ.

Cái vườn rau sau nhà, xanh xanh
Cái cây ổi đơm bông, ngan ngát
Cái võng buổi trưa mát tâm hồn
Cái nồi bánh chưng đỏ lửa, ngon lành
Cái ê a học bài, ngao ngán
Cái náo nức chờ đến giờ chơi

 Bình yên làm sao một tuổi thơ tròn trịa
Dữ dội làm sao những năm tháng bước qua tuổi đôi mươi…
'Bình yên để sóng nâng niu bờ 
Bình yên không ngờ 
Lòng ta se sẽ câu kinh bình yên.'


Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

LS Phật giáo: Đạo Phật thời Lý- Việt nam


1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu

Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Ðiện hẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp. 
Ðến hồi Bắc-thuộc, đạo Nho và đạo Lão được đem vào. Nhất là trong đời loạn-li sau khi Hán mất, Sĩ-Nhiếp là thái-thú ở Giao-châu, giữ một vùng yên ổn, thì nhiều nhà trí-thức Trung-hoa tụ tập ở Luy-lâu, trị-sở Giao-châu. Nhờ đó Nho-học và Ðạo-học lại càng bành-trướng. Trong hai đạo mới, đạo Lão là thích-hợp với tín-ngưỡng gốc của dân Việt, cho nên nó lan tràn chóng và hòa lẫn với những tập-tục dân-gian. Còn như Nho-giáo, tuy được dựa thế những kẻ cầm-quyền, phần đông là nho-sĩ, nhưng nó cũng chỉ giữ tính-cách thường chứ không thành một tín-ngưỡng mới. 
Sau đó, đạo Phật từ Ấn-độ mới lan đến góc đông-nam lục địa. Với tính-cách ôn-hòa, thần-bí, Phật-giáo chóng ăn sâu vào lòng tín-ngưỡng người Việt. Nó dung-hòa dễ-dàng với sự sùng-bái thường, và nó dễ đi đôi với Ðạo-giáo đến đấy từ trước.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Nocturne op.72, No.1 cung Mi thứ (E Minor) của Frédéric Chopin

Frédéric Chopin (1810-1849) sáng tác  bản Nocturne op.72, No.1 cung Mi thứ (E Minor) vào năm 1827, khi ông mới 17 tuổi.  Năm 1855 , sau khi ông mất tác phẩm này mới được xuất bản, nên Nocturne này có số thứ tự là 19.

Sviatoslav Teofilovich Richter (1915 – 1997) đã chơi bản này rất thành công. Richter ra đời tại Ucraina, mẹ là người Nga, bố là người Đức, ông là một trong những nghệ sĩ piano  nổi tiếng  của thế kỷ 20  với  cách thể hiện  sâu sắc và kỹ thuật vô cùng điêu luyện.

 

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Песенка про меня (Bài hát về tôi)

Bài hát Песенка про меня (Bài hát về tôi) là nhạc nền của bộ phim «Же́нщина, кото́рая поёт» (người đàn bà hát) – một bộ phim tình cảm âm nhạc, kể về về số phận của ca sĩ nhạc pop Anna Strel'tsova (Анны Стрельцовой). Nhiều lần cô  mong muốn rời bỏ sân khấu vì nghĩ  mình không đủ khả năng phát triển tài năng bản thân. Nhưng rồi cô đã tìm thấy phong cách riêng của mình một thể loại riêng , bài hát riêng. Để đạt được, cô đã phải chia tay với chồng, làm một người mẹ, và trải qua nhiều thử thách...Nữ ca sĩ Alla Pugacheva trong vai Anna Strel'tsova, đã thể hiện thành công tới mức khi nói tới cô, mọi người đều gọi cô là “Người đàn bà hát” ...

Lúc đầu người viết nhạc nền cho bộ phim là Alexander Zatsepin. Tuy nhiên, trong quá trình quay phim giữa Zatsepin và Pugacheva đã có mâu thuẫn...Do đó, Zatsepin từ chối làm một nhà soạn nhạc phim, nhưng đồng ý để lại bài hát của mình trong phim. Và, các nền âm nhạc của phim đã được Alla Pugacheva đảm trách.

слова Л. Дербенева; музыка А. Зацепина
Кто, не знаю, распускает слухи зря,
Что живу я без печалей и забот,
Что на свете всех удачливее я,
И всегда и во всем мне везет.

Так же, как все, так же, как все
Я по земле хожу, хожу.
И у судьбы, как все, как все,
Счастья себе прошу.
да да да да да да да да
да да да да да да да да
да да да да да да да да
Счастья себе прошу.
 
Вы не верьте, что живу я, как в раю
И обходит стороной меня беда.
Точно так же я под вечер устаю
И грущу, и реву иногда.
Так же, как все, так же, как все
Я по земле хожу, хожу.
И у судьбы, как все, как все,
Счастья себе прошу.


да да да да да да да да
да да да да да да да да
да да да да да да да да
Счастья себе прошу.


Жизнь меня порой колотит и трясёт,
Но от бед известно средство мне одно:
В горький час, когда смертельно не везёт,
Говорю, что везёт все равно. 


Так же, как все, так же, как все
Я по земле хожу, хожу.
И у судьбы, как все, как все,
Счастья себе прошу.
да да да да да да да да
да да да да да да да да
И у судьбы, как все, как все,
Счастья себе прошу.

Bài hát về tôi
Chẳng biết ai đang hoài công đồn thổi
Rằng tôi sống vô ưu và chẳng biết buồn
Rằng trên thế gian tôi thành đạt hơn tất cả
Và việc gì tôi cũng may mắn luôn luôn

Cũng thế thôi, như tất cả mọi người
Tôi đang bước, bước đi trên mặt đất
Cầu số phận ban cho mình hạnh phúc
Như mọi người, như tất cả mà thôi

Xin đừng tin tôi sống tựa thiên đường
Và khổ lụy đều tránh qua tôi hết
Tôi cũng thế, lúc về chiều mỏi mệt
Cũng khổ buồn và than khóc đôi khi

Cuộc đời tôi có lúc bị dập vùi
Nhưng tôi biết một cách từ hoạn nạn -
Phút cay đắng, trong tột cùng vận hạn
Tôi nói rằng : như thế vẫn là may

(dịch thơ: Lưu Minh Phương)

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Historia de un Amor (Lịch sử tình yêu)

 "Nhạc phẩm Historia de un Amor ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, dưới ngòi bút của tác giả Carlos Eleta Almaran. Ông sinh năm 1918 tại Panama trong một gia đình giàu có gốc Tây Ban Nha. Thân phụ của ông làm ăn phát đạt nhờ nghề kinh doanh thuốc lá. Vì là con trai cả (trưởng nam) nên Carlos được đặt tên giống hệt như bố, còn đứa em trai (sinh năm 1921) thì mang tên của ông ngoại là Fernando. Thời niên thiếu, hai anh em được gia đình đưa về quê nội là Malaga (Tây Ban Nha) học nội trú, cấp phổ thông. Lên đến đại học, cả hai được gửi sang Mỹ đào tạo.
Sau 4 năm du học, Carlos thi đỗ bằng quản trị kinh doanh, còn Fernando thì tốt nghiệp khoa hành chính. Trở về Panama, hai anh em nối nghiệp cha, điều hành công ty gia đình và các nhà máy sản xuất thuốc lá. Vào đầu những năm 1960, hai anh em thành lập đài truyền hình đầu tiên của Panama, sau đó được khuếch trương thành tập đoàn truyền thông lớn nhất của quốc gia Trung Mỹ này. Người em trai Fernando sau đó chọn sự nghiệp chính trị, ban đầu làm bộ trưởng Thương mại (1965) rồi sau đó được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Panama. Về phần mình, Carlos Eleta Almaran tiếp tục con đường kinh doanh, nhưng lại nổi danh từ giữa những năm 1950 trở đi nhờ cái tài soạn nhạc.



  Thật ra, tác giả Carlos Eleta Almaran đến với công việc soạn nhạc một cách tình cờ ngẫu nhiên. Thời còn nhỏ, ông được gia đình cho học nhạc, nhưng đàn hát chỉ được xem như là một thú tiêu khiển. Vả lại, ông xuất thân từ một gia đình giàu sang quyền thế, cho nên không cần phải sống nhờ nghề soạn nhạc. Carlos có một người bạn tên là Arturo Hassán (1911-1974), hai người quen nhau từ thưở ấu thơ, chơi thân với nhau dù cách biệt đến 7 tuổi. Nổi danh tại Panama như một nhà soạn nhạc, Arturo Hassán còn được mệnh danh là ‘‘El Chino’’ vì ông có hai dòng máu Âu-Á, thân phụ của ông là người gốc Hoa (José Hassán Chong), sinh trong một gia đình đến lập nghiệp tại Trung Mỹ từ nhiều đời trước.
Theo lời kể của tác giả Arturo Hassán, thì có một lần ông chê Carlos Eleta Almaran là một người có đầu óc thực dụng, tâm hồn quá khô khan như một nhân viên kế toán cho nên khó thể nào mà viết nhạc trữ tình lãng mạn. Bực mình trước câu nói này Carlos Eleta Almaran mới bắt đầu mò mẫm soạn nhạc rồi cho bạn mình nghe thử. Khi khám phá các sáng tác đầu tay của Carlos, tác giả Arturo Hassán phải cúi đầu bái phục. Sáng tác thử nào ngờ lại rất hay, gọi là học trò nhưng lại vượt trội bậc thầy.
Nhạc phẩm Historia de un Amor không phải là sáng tác đầu tiên của Carlos Eleta Almaran. Những ca khúc đầu tay của ông viết vào đầu những năm 1950, mang nhiều hơi hướng dân ca Trung Mỹ, ít dùng bộ gõ La Tinh như các bản nhạc thịnh hành thời bấy giờ. Mãi đến 5 năm sau, ông mới chuyển qua sáng tác nhạc bolero, giữ nguyên cấu trúc bài bản, nhưng lời lẽ cô đọng chắt lọc, ca từ thường được dùng một lần tránh lặp đi lặp lại.
Bản nhạc Historia de un Amor được phát hành vào năm 1955, nhưng được viết từ cả một năm trước đó, khi Carlos chứng kiến nỗi khổ đau tột cùng của người em trai (Fernando) khi ông biết được hung tin là vợ mình qua đời vì tai nạn. Historia de un Amor trước hết là câu chuyện của một mối tình, nói về một hoàn cảnh cá nhân, nhưng lại đạt được tầm mức phổ quát vì nó khắc họa nỗi mất mát thiệt thòi, do số phận tiền định nhiều hơn là hệ quả của sự chọn lựa. Bài hát không chọn bối cảnh cụ thể mà chỉ diễn đạt những lời thở than từ nội tâm, giai điệu sầu não, nỉ non với một chút tủi hờn oán trách làm cho con tim thêm nhức nhối vì nó đề cập đến những đổ vỡ, đứt liền trong tâm hồn của một người buộc phải ở lại.
Theo ghi chú Hiệp hội các tác giả Panama, người đầu tiên ghi âm nhạc phẩm Historia de un Amor là ca sĩ kiêm diễn viên Leo Marini, còn được mệnh danh là giọng ca thần sầu của Argentina. Bản nhạc sau đó được danh ca Libertad Lamarque, với biệt danh là Nữ hoàng Tango, ghi âm làm ca khúc chủ đề cho bộ phim Dimela Al Oido quay tại Mêhicô vào năm 1956. Chưa đầy một năm sau, bản nhạc nổi tiếng trên khắp thế giới một phần vì hầu hết các ca sĩ trứ danh của dòng nhạc bolero đều chọn ca khúc này làm bài tủ (répertoire) của họ.
Phong trào này cực thịnh cho đến những năm 1965, 1966. Nhưng phần lớn cũng vì Historia de un Amor đã được chuyển dịch hàng chục thứ tiếng khác nhau : ngoài các ngôn ngữ rất thông dụng còn phải kể đến tiếng Do Thái, Ba Tư, Croatia hay tiếng Thái. Trong tiếng Việt bài từng được tác giả Anh Bằng thuộc nhóm sáng tác Lê Minh Bằng chuyển ngữ thành nhạc phẩm Chuyện tình yêu với những câu mở đầu rất uớt át mà hầu như mọi người Việt Nam đều biết tới.
Được xem như là một trong 4 gương mặt thuộc hàng Tứ Qúy của Panama (Carlos Eleta Almarán, José Luis Rodríguez Vélez, Arturo Chino Hassan, Ricardo Fábrega), tác giả Carlos Eleta Almaran tiếp tục soạn nhạc khá đều đặn, nhưng không có bài hát nào đạt đến tầm vóc kinh điển như Historia de un Amor. Hầu hết các tên tuổi lớn của làng nhạc quốc tế đều đã ghi âm bài này, Dalida và Dany Brillant trong tiếng Pháp, Luis Miguel hay Cesaria Evora trong tiếng Tây Ban Nha, Amalia Rodriguez tiếng Bồ Đào Nha, tình khúc này với hơn hai ngàn phiên bản khác nhau phá kỷ lục về số lượng ghi âm do ca khúc La Paloma tiêu biểu của dòng nhạc Habanera nắm giữ trước đây trong dòng nhạc La Tinh.
Về mặt quốc tế, Historia de un Amor chỉ đứng sau bài Yesterday của nhóm Tứ Quái The Beatles, Comme d’habitude (My Way) của nhóm sáng tác Claude François & Jacques Revaux, hay Summertime của George Gershwin. Dù được chuyển thể theo điệu nào đi chăng nữa, các phiên bản của Historia de un Amor nổi trội khi giữ được cốt cách mềm mại du dương, chứ không nhất thiết phải phối khí với nhịp điệu La Tinh.
Nhắc đến nhạc phẩm này, tác giả Arturo Hassán từng nhận xét rằng : Historia de un Amor là giai điệu quyến rũ mê hồn, đánh cắp hàng triệu trái tim. Dòng nhạc của Carlos Eleta Almaran trở nên xuất sắc khi nó diễn đạt được tính chất triệt để của tâm hồn La Tinh. Bài hát nói về cái cảnh kẻ ở người đi, nhưng lại khéo dùng một nửa (nửa còn nửa mất, nửa tối nửa sáng) để thể hiện cho sự trọn vẹn nguyên khối, dùng những chi tiết rất nhỏ để nói lên tính muôn thuở nguồn cội của tình yêu tuyệt đối.
Historia de un Amor là một trong những bài hát tủ của Luis Miguel, ông hoàng bolero"
(Theo Tuấn Thảo)

Còn đây là  phần trình bày của  ca sĩ Laura Fygi - nữ ca sĩ Hà Lan nổi tiếng, phần  lời tiếng  Việt mình đã thuộc từ hồi còn học phổ thông,  và một thời suốt ngày nghêu ngao hát…mình chép ra thỉnh thoảng nhớ và hát lại.


Một nàng sao long lanh cặp mắt nhìn về xa xôi
Một vầng trăng nên thơ dịu sáng nhẹ nhàng êm trôi
Và tình yêu như muôn ngàn cánh hoa
Hòa trong con tim muôn nhịp  thiết tha
Đẹp như trăng sao và lời ca
Rồi hồi còi vang trên sông giục giã người tình ra đi
Là từ nay in sâu hình bóng của người chia ly
Để lại bao yêu thương buồn nhớ nhung
Bản tình ca kia còn vấn vương?
Cành hoa kia còn có ngát hương?
Chiếc lá vàng theo gió nhẹ rơi,
sớm từ biệt với cuộc đời
Giống như một tình yêu đã chết
trong phai tàn không một lời
Chiếc lá vàng theo gió về nơi đâu
biết bao giờ ta mới gặp nhau?
Trái tim này đã khắc hận sâu
biết bao nhiêu kỷ niệm ban đầu…





Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

(Tuổi thơ đi đâu rồi?) Куда уходит детство?

Và đây là bài hát một thời tôi thích nhất.....về sự tiếc nuối khắc khoải, da diết một thời đã qua, và chẳng bao giờ lặp lại. Những kỷ niệm thời thơ ấu tựa như bức tranh đủ màu sắc luôn lắng đọng trong ký ức mỗi con người...Cuộc sống vốn vậy mà, chẳng có gì vĩnh cửu...

Куда Уходит Детство
(муз. Л. Дербенев, сл. А. Зацепин)
Куда уходит детство?
В какие города?
И где найти нам средства,
Чтоб вновь попасть туда?
Оно уйдет не слышно,
Пока весь город спит,
И писем не напишет,
И, вряд ли, позвонит.

Припев:
И зимой, и летом небывалых ждать чудес,
Будет детство где-то, но не здесь…
И в сугробах белых, и по лужам у ручья
Будет кто-то бегать, но не я…

  
Куда уходит детство?
Куда ушло оно?
Наверно, в край чудесный,
Где каждый день кино.
Где так же ночью синей
Струится лунный свет…
Но нам с тобой отныне
Туда дороги нет…
 Припев:
И зимой, и летом небывалых ждать чудес,
Будет детство где-то, но не здесь…
И в сугробах белых, и по лужам у ручья
Будет кто-то бегать, но не я…


Куда уходит детство?
В недальние края,
К ребятам по соседству,
К таким же, как и я.
Оно ушло неслышно,
Пока весь город спит…
И писем не напишет,
И, вряд ли, позвонит…

Припев:
И зимой, и летом небывалых ждать чудес,
Будет детство где-то, но не здесь…
И в сугробах белых, и по лужам у ручья
Будет кто-то бегать, но не я…


Đâu rồi tuổi thơ tôi?
Tuổi thơ trôi đi đâu mất rồi?
Tới thành phố xa xôi nào?
Tôi phải làm sao bây giờ
Để sống lại tuổi thơ tôi?
Nó trôi đi rất khẽ khàng
Trong khi tất cả còn ngủ yên
Nó cũng chẳng hề để lại tin
Và ai biết khi nào nó đến?
Xuân trôi qua rồi đông qua
Cuộc đời vẫn chứa bao diệu kì
Tuổi thơ đâu đó vẫn đong đầy
Mà không  là nơi đây
Giữa  mùa đông đầy tuyết bay
Bờ cỏ xanh biếc nơi bờ suối ngà
Là nơi ai đó vẫn nô đùa
mà không là tôi
Tuổi thơ trôi đi đâu mất rồi?
Nó trôi đi rất xa rồi?
Tới nơi thiên đường rất diệu kì?
Khi đi xem phim hàng đêm
Vào đêm trời sáng sao dầy
Ánh trăng lung linh lấp lánh?
Nhưng tôi với bạn từ đây
Không tới  bến bờ xưa nữa
Xuân trôi qua rồi đông qua
Cuộc đời vẫn chứa bao diệu kì
Vẫn có tuổi thơ ai ở nơi nào
Mà không nơi đây
Giữa  mùa đông đầy tuyết bay
Bờ cỏ xanh biếc nơi bờ suối ngà
Nơi ai đó vẫn nô đùa
Mà không có tôi
Tuổi thơ trôi đi về nơi đâu?
Hay còn ở mãi nơi này
Với đám trẻ thơ ở bên nhà
Giống như tôi đã từng quen
Nó trôi đi rất khẽ khàng
Khi tất cả còn ngủ yên
Nó cũng chẳng hề để lại tin
Và ai biết khi nào nó đến?
 Xuân trôi qua rồi đông qua
Cuộc đời vẫn có đầy diệu kì
Tuổi thơ đâu đó vẫn đong đầy
Mà  không nơi đây
Giữa  mùa đông đầy tuyết bay
Cỏ phủ xanh biếc bên bờ suối ngà
Nơi ai đó vẫn nô đùa
Nhưng  không có tôi
NET

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Điều ấy không bao giờ trở lại (Не повторяется такое никогда)

Một trong những bài hát yêu thích của tôi…. 

Не повторяется такое никогда
(Музыка: Серафим Туликов - Слова: Михаил Пляцковский) 
В школьное окно смотрят облака,
Бесконечным кажется урок.
Слышно, как скрипит пёрышко слегка 
И ложатся строчки на листок.
Первая любовь... Школьные года...
В лужах голубых стекляшки льда...
Не повторяется, не повторяется,
Не повторяется такое никогда! 
Не повторяется, не повторяется,
Не повторяется такое никогда! 

Песенка дождя катится ручьём, 
Шелестят зелёные ветра. 
Ревность без причин, споры ни о чём
Это было будто бы вчера. 
Первая любовь... Снег на проводах... 
В небе промелькнувшая звезда...
Не повторяется, не повторяется, 
Не повторяется такое никогда!
Не повторяется, не повторяется,
Не повторяется такое никогда! 
Первая любовь... Школьные года...
В лужах голубых стекляшки льда...
Не повторяется, не повторяется, 
Не повторяется такое никогда!
Не повторяется, не повторяется, 
Не повторяется такое никогда! 
Не повторяется такое никогда!


ĐIỀU ẤY KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI  
(Lưu minh Phương dịch)

Những đám mây nhòm qua ô cửa lớp
Giờ học như kéo dài mãi không ngưng
Nghe khẽ khàng tiếng bút lạo xạo rung
Và những dòng chữ đậu lên trang giấy.
Mối tình đầu. Một thời hoa niên ấy.
Những mảnh băng trong vũng nước xanh lơ
Không trở lại, sẽ không còn trở lại
Điều ấy không trở lại nữa bao giờ!
Không trở lại, sẽ không còn trở lại
Điều ấy không trở lại nữa bao giờ!

Khúc hát mưa như suối chảy tuôn dòng
Xao xác những ngọn gió xanh thổi lại
Vô cớ hờn ghen, vu vơ tranh cãi
Điều ấy chừng như vừa mới hôm qua...
Mối tình đầu. Trên dây tuyết giăng ngang
Trên trời cao thoáng ánh sao vụt cháy
Không trở lại, sẽ không còn trở lại
Điều ấy không trở lại nữa bao giờ!
Không trở lại, sẽ không còn trở lại
Điều ấy không trở lại nữa bao giờ!

Mối tình đầu. Một thời hoa niên ấy.
Những mảnh băng trong vũng nước xanh lơ
Không trở lại, sẽ không còn trở lại
Điều ấy không trở lại nữa bao giờ!
Không trở lại, sẽ không còn trở lại
Điều ấy không trở lại nữa bao giờ!

Điều ấy không bao giờ trở lại nữa!