Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Полюшко-поле (cánh đồng nhỏ)

Bài hát  "Полюшко-поле" – Cánh đồng nhỏ thân thương là một bài hát nổi tiếng, đã ghi sâu vào tâm hồn hàng triệu người dân Xô viết và phổ biến rộng trên toàn thế giới. Tác giả bài hát là nhà soạn nhạc người Nga Лев Константинович Книппер (Lev Konstantinovich Knipper, 1898-1974) phổ theo lời thơ  của  nhà thơ Nga Виктор Михайлович Гусев (Viktor Mikhailovich Gusev ,1909-1944).

Bài hát được  ca sĩ Vera Dukhovskaya cùng với nghệ sĩ dương cầm Mikhail Bihter biểu diễn ra mắt lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1933 trong một buổi hòa nhạc mừng kỉ niêm 15 năm thành lập Hồng quân Liên Xô. Sau đó bài hát đã trở nên nổi tiếng và được nhiều nghệ sĩ của Liên Xô và Nga biểu diễn và thu thanh, trong đó có một phiên bản nhạc rock nổi tiếng do ban nhạc Liên Xô "Những chiếc đàn Ghita hát" (Поющие гитáры) thực hiện vào năm 1967. Bài hát cũng được Dàn hợp ca Hồng quân Liên Xô thể hiện và thu âm rất nhiều lần.

Tại lễ khai mạc Đại hội Liên hoan thanh niên thế giới năm 1945 tại London, bài hát "Polyushko Polye" được chọn là bài hát hay nhất của thế kỷ 20, với phần nhạc  của nhạc sĩ Lev Konstantinovich Knipper,  nhạc trưởng L. A. Stokovsky (1882-1977) biên soạn tổng phổ dành cho dàn nhạc giao hưởng hợp xướng. Bản tổng phổ này đã được 6.000 nam nữ thanh niên, sinh viên đại diện cho thanh niên sinh viên trên toàn thế giới tham gia đại hội này trình diễn. 

Phần trình bày dưới đây do nữ ca sĩ người Nga Ольга Витальевна Яковлева (Ol'ga Vital'evna Yakovleva) sinh năm 1970 thực hiện. Cô ca sĩ này chỉ hát khổ thơ đầu bằng tiếng nga , mình nghe thấy vậy, nhưng vẫn cứ tải về cả lời bài hát. Giọng cô ca sĩ này mình thấy hợp với khung cảnh và giai điệu bài hát...

Полюшко, поле,
Полюшко, широко поле!
Едут по полю герои!
Эх, да Красной Армии герои.

Девушки плачут,
Девушкам сегодня грустно,
Милый надолго уехал,
Эх, да милый в армию уехал.

Девушки, гляньте,
Гляньте на дорогу нашу,
Вьется дальняя дорога,
Эх, да развеселая дорога.

Едем мы, едем,
Едем - а кругом колхозы,
Наши, девушки, колхозы,
Эх, да молодые наши села.

Только мы видим,
Видим мы седую тучу,
Вражья злоба из-за леса,
Эх, да вражья злоба, словно туча.

Девушки, гляньте,
Мы врага принять готовы.
Наши кони быстроноги,
Эх, да наши танки быстроходны.

В небе за тучей
Грозные следят пилоты.
Быстро плавают подлодки.
Эх, да корабли стоят в дозоре.

Пусть же в колхозе
Дружная кипит работа,
Мы - дозорные сегодня,
Эх, да мы сегодня часовые.

Девушки, гляньте,
Девушки, утрите слезы.
Пусть сильнее грянет песня,
Эх, да наша песня боевая!

Полюшко, поле,
Полюшко, зелено поле!
Едут по полю герои,
Эх, да Красной Армии герои!


Cánh đồng nhỏ yêu thương
Cánh đồng nhỏ xinh xinh
Cánh đồng nhỏ mà như rộng mở.
Họ đi tới trên cánh đồng anh hùng,

Ôi, những chiến sĩ Hồng quân anh dũng!
Có cô gái đang buồn, đang khóc,
Ngày hôm nay, các cô gái buồn
Bởi tình yêu nảy nở đã lâu rồi,

Ôi, tình yêu dành cho chiến sĩ
Em gái ơi hãy tìm trong đó
Để nhận ra con đường của chúng tôi,
Những trận đánh, những cuộc hành quân dài,

Ôi, những con đường trẻ trung, vui nhộn.
Bước tiếp bước, chúng tôi vẫn đi,
Bước tiếp bước, qua những nông trang tập thể.
Chúng tôi cùng những cô gái nông trang,

Làng của chúng tôi, làng của tuổi trẻ.
Và chúng tôi có thể nhận ra mau,
Trên bầu trời những đám mây xám xịt.
Kẻ thù đó trong bộ áo nâu
Kẻ thù đó, bóng mây đen phát xít.
Net

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Старинные часы – Đồng hồ cổ

Раймонд Паулс ( tên đầy đủ là Ojar Raimonds Pauls -1936) – là nhà soạn nhạc Liên Xô và Latvia, đạo diễn, nghệ sĩ dương cầm và chính trị gia, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô (1985), Tiến sĩ danh dự của Học viện khoa học Latvia. 

Nhiều bài hát của ông nổi tiếng và được nhiều người yêu thích như “Triệu bông hồng đỏ thắm” (Миллион алых роз), “Điệu nhảy trên trống” (Танец на барабане) …Nữ ca sĩ А́лла Бори́совна Пугачёва (Alla Pugachova; 1949) đã hát nhiều bài hát của ông, đặc biệt bài hát “Triệu bông hồng đỏ  thắm” (Миллион алых роз) đã trở nên quen thuộc với khán giả Việt nam ở mọi lứa tuổi. 

Bài hát “Đồng hồ cổ” (Старинные часы) là bài hát mình yêu thích, và theo mình, đến nay, có lẽ chưa ai thể hiện thành công bài này như А́лла Пугачёва (Alla Pugachova)…

 (Слова: Илья Резник,  Музыка: Раймонд  Паулс) 

Старинные часы ещё идут,
Старинные часы, свидетели и судьи. 
Когда ты в дом входил, 
Они слагали гимн, 
Звоня тебе
во все колокола.

Когда ты не сумел меня понять, 
Я думала - замрут все звуки во Вселенной, 
Но шли мои часы,
Торжественно, печально,

Я слышала их поминальный звон. 

Жизнь невозможно повернуть назад, 
И время ни на миг не остановишь.
Пусть неоглядна ночь 
И одинок мой дом, 
Ещё идут старинные часы.



Жизнь невозможно повернуть назад,
И время ни на миг не остановишь.
Пусть неоглядна ночь
И одинок мой дом, 
Ещё идут старинные часы. 

Когда ты уходил, такой чужой,

Амуры на часах сломали лук и стрелы. 
Часы остановить
Тогда я не сумела, 
Как не смогла остановить тебя. 

Жизнь невозможно повернуть назад,
И время ни на миг не остановишь. 
Пусть неоглядна ночь
И одинок мой дом, 
Ещё идут старинные часы.

Жизнь невозможно повернуть назад,
И время ни на миг не остановишь. 
Пусть неоглядна ночь 
И одинок мой дом, 
Ещё идут старинные часы.

Старинные часы ещё идут, 

Старинные часы, свидетели и судьи.
Когда ты в дом входил,
Они слагали гимн, 
Звоня тебе 
во все колокола. 

Старинные часы ещё идут, 

Старинные часы ещё идут,
Ещё идут, ещё идут... 

ĐỒNG HỒ CỔ 
Nhã Lan dịch

Chiếc đồng hồ cổ vẫn  quay vòng đều đặn
là vị quan tòa, là nhân chứng thầm lặng
Khi anh bước vào nhà, đồng hồ cất tiếng ca
đồng loạt tiếng chuông reo, gọi tên anh tha thiết

Khi anh không còn hiểu và  yêu em  nữa
Mọi âm thanh trên cõi đời dường như ngưng lại
Nhưng  đồng hồ  của em vẫn chạy
buồn bã, trang nghiêm
và em liên tưởng tới hồi chuông tang lễ

Cuộc sống qua đi không bao giờ  trở lại
thời gian cũng vậy chẳng dừng một phút giây
Màn đêm bao la cùng căn nhà em, lẻ bóng
vẫn đều đặn quay vòng, đồng hồ cổ nơi đây.

Anh ra đi rồi, xa lạ biết mấy
Vòng cung và mũi kim đồng hồ  bị thần tình yêu bẻ gãy
Em chẳng thể làm  đồng hồ ngừng chạy
Cũng không thể níu lại bước chân anh

Cuộc sống qua đi  không bao giờ trở lại
thời gian cũng vậy chẳng dừng một phút giây
Màn đêm bao la cùng căn nhà em, lẻ bóng
vẫn đều đặn quay vòng, đồng hồ cổ nơi đây.

Chiếc đồng hồ cổ vẫn  quay vòng đều đặn
là vị quan tòa, là nhân chứng thầm lặng
Khi anh bước vào nhà, đồng hồ cất tiếng ca
đồng loạt tiếng chuông reo, gọi tên anh tha thiết

Chiếc đồng hồ cổ vẫn quay vòng đều đặn
Chiếc đồng hồ cổ vẫn quay vòng đều đặn
Vẫn  chạy đều,  chạy đều...


..

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Barcarolle in F sharp major (Fa thăng trưởng), Op. 60 của frédéric Chopin (1810-1849)

Barcarolle của Chopin không phải là một  khúc nhạc chèo thuyền điển hình của thành Venice, nó cũng mang những đặc tính chung về các chiếc thuyền thành Venice, tiếng mái chèo khua nước cùng với những bản tình ca, nhưng điểm nổi bật của khúc chèo thuyền này đó là nó đã trở thành một tác phẩm lớn độc lập và đạt những tiêu chuẩn mẫu mực nhất về cấu trúc và hòa âm, và đặc biệt hơn cả là Chopin chỉ sáng tác duy nhất một bản barcarolle vào lúc gần cuối đời, đậm chất thơ, chất nhạc, và nó là bản nhạc vô cùng quí giá, rất nhiều nghệ sĩ lấy nó làm nguồn cảm hứng thể hiện

Thể loại "Barcarolle", tạm dịch là khúc nhạc chèo thuyền, được khá nhiều nhà soạn nhạc thế kỷ thứ 19 như Mendelssohn, Chopin, Tchaikovsky, Fauré, Rachmaninov... sáng tác. Đề tựa "Barcarolle" hầu như đã thể hiện rõ nội dung chính của tác phẩm là những khúc hát, những bản tình ca trên các dòng sông thành Venice. Chopin sáng tác bản barcarolle vào năm 1846 và đề tặng cho Madame Stockhausen. Cũng như các bản nocturne, cấu trúc bản barcarolle có dạng A-B-A. Phần dẫn nhập bắt đầu bởi một nốt trầm Đô thăng và loạt chuyển âm giảm dần theo từng nốt của khóa chính Fa thăng trưởng, tạo nên một cảm giác lâng lâng mờ ảo. Sau một khoảng lặng, giai điệu chính bắt đầu với tiếng mái chèo ở bè đệm với cùng một nhịp điệu xuyên suốt phần thứ nhất của tác phẩm. Giai điệu chính bắt nhịp vào tiếng mái chèo và cất tiếng hát thật trong trẻo tươi đẹp như những bản dạ khúc tình yêu. Giai điệu chính được lặp lại bằng những hơp âm quãng ba và quãng sáu, và kết thúc phần thứ nhất với loạt hợp âm bổng và nhạt dần trong nốt chuyển âm từ Fa thăng trưởng sang Fa thăng thứ.


Một khúc độc thoại chuyển điệu Fa thăng thứ sang điệu La trưởng ở phần thứ hai. Nhịp điệu của tiếng mái chèo trở nên rõ hơn và đều đặn hơn với giai điệu chuyển từ Sol thăng sang Fa thăng. Không gì đẹp hơn những hợp âm rải trên các nốt Sol thăng và Fa thăng như những giọt nước lìa khỏi mái chèo bay vào khoảng không và cất lên tiếng hát trong trẻo. Nhịp chèo trở nên hối hả, dồn dập hơn với nhưng hợp âm quãng tám mạnh mẽ. Cao trào dâng lên cao nhất cũng với hai hợp âm Sol thăng và Fa thăng. Kịch tính tan dần đi cùng với sự chuyển sang hợp âm Fa thăng thứ nhẹ nhàng, ẩn chứa đâu đây một niềm tiếc nuối. Tiếp theo đó là giai điệu ở giọng La trưởng thanh bình và cũng không kém phần êm đẹp, như một lời đáp lại chủ đề chính ở phần thứ nhất và giai đoạn kịch tính ở phần thứ hai. Một khúc trầm lắng với những hợp âm giảm, chậm rãi, mái chèo dường như dừng hẳn để mặc chiếc thuyền nhẹ trôi theo dòng nước, con người như chìm vào những giấc mơ. Những cơn gió cùng làn sóng nhẹ nhàng lan tỏa vào mạn thuyền và vạn vật dường như thức tỉnh để trở về với giai điệu chính ở giọng Fa thăng trưởng.


Phần thứ ba bắt đầu với  giai điệu chính  được lặp lại mạnh mẽ hơn, dồn dập hơn phần thứ nhất. Những hợp âm dâng lên đến đỉnh điểm và chuyển sang khúc lặp của phần thứ hai, nhưng vẫn ở giọng Fa thăng  trưởng thay vì La trưởng, cao hơn một quãng tám, dữ dội hơn, kịch tính hơn để giải quyết những uẩn khúc xuyên suốt tác phẩm. Khúc coda (phần cuối mỗi đoạn) sử dụng hàng loạt những kỹ thuật hòa âm phức tạp, bay bổng, dường như mái chèo không còn khua trên dòng nước nữa mà là trên những tầng mây. Chính những tầng mây này đưa chiếc thuyền trở về với dòng sông quen thuộc bằng nốt trầm Fa thăng và con người cũng trở về với thực tại, kết thúc bản tình ca với hai quãng tám ngân vang, mạnh mẽ.
(Theo Trần Lương Anh- edited by Nhã Lan)


Có rất nhiều nghẹ sĩ danh tiếng trình bày tác phẩm này : như Cortot (1933) , Rubinstein (1928 & 1962), Marguerite Long, Kempff , Gieseking (1938) , Lipatti , Stanislav Neuhaus , Marcelle Meyer, Idil Biret , Rafal Blechacz , và Ashkenazy …nhưng tôi thích  phần trình diễn của Martha Argerich (năm 1960)

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Valse Op. 69, No.1 in A Flat- Major ( La giáng trưởng) của Frédéric Chopin

Valse  Op. 69 , No.1  cung La giáng trưởng (A Flat Major)  được F. Chopin soạn vào ngày 24/9/1835 tại Dresden. Trên hành trình qua Saxony để về Paris năm đó, F. Chopin tình cờ gặp lại gia đình một người bạn. Cô con gái của họ, Maria Wodzińska, cô bé mà ông đã biết 5 năm trước khi còn ở Ba Lan, giờ đây đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và có tài năng âm nhạc và nghệ thuật. Chopin mau chóng phải lòng Maria và đã tặng Valse  Op. 69 , No.1   cho Maria trong dịp đó. Sau này tác phẩm được mang biệt danh L"adieu (Lời từ biệt).

Ngoài bản Valse  Op. 69 , No.1  Chopin còn gửi tặng Maria bản Étude giọng Fa thứ Op. 25/2 mà ông soạn tại Paris tháng 1/1836 và nhắc đến như “một khắc họa tâm hồn Maria” cùng 7 ca khúc nghệ thuật phổ thơ Ba Lan.

Vào tháng 9/1836, khi trở lại từ Dresden sau kỳ nghỉ cùng gia đình Wodzińskis tại một thị trấn suối khoáng, Chopin đã cầu hôn Maria và nàng chấp thuận. Lúc đầu, mẹ của Maria cũng ủng hộ dự định hôn nhân này với điều kiện Chopin phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn nữa.

Song đám cưới đã không thành, do sức khỏe của Chopin rất yếu, và  Maria còn quá trẻ. Mùa đông năm đó Chopin quá ốm yếu, thậm chí còn có tin đồn ở Warsaw rằng ông đã qua đời.

Khi Chopin còn sống, công chúng không hề biết rằng Chopin và Maria Wodzińska từng đính hôn, những người viết tiểu sử Chopin mãi sau này mới phát hiện ra bí mật đó. Những thư từ mà Chopin trao đổi với Maria và mẹ cô được ông cho vào một phong bì lớn, bên ngoài đề chữ Ba Lan “Moja bieda" (Nỗi đau buồn của tôi).

Về mặt âm nhạc, tác phẩm diễn cảm này không đặc biệt nổi bật so với một số bản valse khác của Chopin (Chopin viết 17 bản Valse).  Có lẽ đây mới là lý do chính khiến tác giả không cho xuất bản Valse op.69, No.1  cung La giáng trưởng này khi còn sống.
(Net)
 Arthur Rubinstein ( 28/1/1887 - 20/12/1982 , nghệ sĩ piano quốc tịch  Mỹ , người Ba lan gốc Do thái, nổi tiếng với những bản nhạc của Chopin và được xem như là một trong những nghệ sĩ piano vĩ đại nhất thế kỉ 20 trình bày tác phẩm này.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Pierre-Auguste Renoir


   Pierre-Auguste Renoir (1841 - 1919) là  họa sĩ người Pháp, một nhân vật tiên phong trong sự phát triển của phong cách trường phái ấn tượng. Ông là một họa sĩ luôn đề cao vẻ đẹp, đặc biệt là về vẻ đẹp cơ thể của nữ giới. "Renoir là hiện thân cuối cùng của truyền thống chuyển tiếp từ Rubens tới Watteau" và xứng đáng là bậc tiền bối của các tên tuôỉ nổi bật thời sau như Aristide Maillot, Matisse và Picasso. Renoir sinh ngày 25 tháng 2 năm 1841 tại miền quê Limoges, miền trung nước Pháp. Không lâu sau Renoir theo gia đình chuyển đến thủ đô Paris, là trung tâm khoa học, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật… phát triển rất nổi trội thời bấy giờ.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Moments Musicaux (những khoảnh khắc âm nhạc) của Franz Schubert

4 trong 6 tiểu phẩm Moments musicaux (Những khoảnh khắc âm nhạc) D. 780 được nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert (1797 - 1828) soạn trong các năm 1827 và 1828. Hai tiểu phẩm số 3 và số 6 được soạn  trong các năm 1823 và 1824.  F.Schubert viết các tiểu phẩm ở hình thức phân đoạn và nhiều tiếu phẩm là một kiểu vũ khúc nào đấy, 6 tiểu phẩm  viết cho pinao này được xuất bản vào tháng 7 năm 1828 – năm cuối cùng của cuộc đời ông,  gồm:

1. Moderato in C major : Giọng Đô trưởng với tốc độ Moderato (vừa phải), là một  điệu nhảy  (minuet) giống như một điệu valse của Chopin sau này, âm nhạc của  minuet đó vượt quá mọi động tác khiêu vũ mà con người có thể thực hiện được.

2. Andantino  (thư thái) in A-flat major: Giọng La giáng trưởng, sau giai điệu mở đầu trong trẻo được đệm bằng những hợp âm rải tay trái đều đặn.


3. Allegro moderato  in F minor:  (nhanh vừa  phải, giọng Fa thứ), được soạn vào năm 1823, mang săc thái Đông Âu, nó được nhà xuất bản dán  nhãn ban đầu là Air Russe (Phong thái Nga). Mình rất thích tiểu phẩm này

4. Moderato in C-sharp minor: (vừa phải, giọng Đô thăng thứ), gợi nhắc tới J.S.Bach. Đoạn trung tâm của nó trải ra ở điệu thức trưởng, nơi những gì liên quan đến điệu thức thứ tan biến đi trong một thế giới mộng mơ nhẹ nhõm của những nhịp lệch ken dày trong kết cấu.

5. Allegro vivace in F minor : (vui tươi, sôi nổi, giọng Fa thứ), là một tiểu phẩm mạnh mẽ với nhịp như ngựa phi. Âm nhạc dễ dàng làm ta hình dung tới một con tuấn mã đang phi nước kiệu vòng quanh một sân khấu xiếc. Tiểu phẩm số 5 này mang đậm chất Schubert.

6. Allegretto in A-flat major: Tiểu phẩm cuối cùng có tốc độ hơi nhanh (Allegretto)trong bộ Moments musicaux cũng được viết ở giọng La giáng trưởng như  điệu nhảy (minuet) đầu tiên. Trong tiểu phẩm có thời lượng dài nhất này, F. Schubert làm thính giả ngỡ ngàng bằng các lối chuyển điệu thông minh và linh hoạt nhất.

Tiêu đề Moments musicaux (Những khoảnh khắc âm nhạc) không phải do tác giả đặt, bởi vào thời gian đó Schubert đang rất túng quẫn và phải chiến đấu giành giật sự sống của chính mình, nên ông không có tâm trạng nào để quan tâm đến tiêu đề của 6 tiểu phẩm này, đó không thực sự là những "khoảnh khắc" âm nhạc vì một nửa trong số tiểu phẩm đó có thời lượng tới hơn 5 phút, thậm chí tiểu phẩm số 6 dài khoảng 7 phút.

Trong đám tang của Beethoven tại Vienna một năm trước đó , tháng 6 năm 1827, Schubert là một trong những người cầm đuốc đi sau thi hài thần tượng của mình.

Ngày 19 tháng 11 năm 1828 Schubert qua đời. Trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời, Schubert trăng trối với em trai mình là Ferdinand muốn được chôn cất bên cạnh Ludwig van Beethoven tại nghĩa trang Währing.  Năm
 1888, di hài của cả Beethoven và Schubert cùng được chuyển về nghĩa trang Zentralfriedhof, nơi yên nghỉ của nhiều nhà soạn nhạc danh tiếng khác.

Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm kiệt xuất người Nga Sergei Rachmaninov cũng soạn bộ tác phẩm giá trị Six Moments Musicaux (6 khoảnh khắc âm nhạc), Op. 16 vào khoảng tháng 10 và 12 năm 1896, với nguồn cảm hứng từ bộ Moments musicaux của F.Schubert.

Net (edited)


Nghệ sĩ piano – giáo sư người Đức  Wilhelm Backhaus(1884 - 1969) trình bày 6 tiểu phẩm này

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Незаконченный роман (Thiên tiểu thuyết dang dở)

Cлова: Арсенев К; Музыка: Игорь Крутой
Красивая любовь
Мы отдали ей дань безумства.
О, боже, как была к лицу тебе твоя весна,
Но осень на дворе, деревья в серебре,
Увы, привычка охладила нас

Но осень на дворе, деревья в серебре,
Увы, привычка охладила нас.


Снежинки на ресницах таяли,
И зачарованно читали мы
Красивый незаконченный роман
Про любовь без измен


Но всё когда-нибудь кончается,
Так от судьбы давай уйдём сейчас,
Оставив незаконченный роман
В парке на скамье.

Не мало между нами
Радостных воспоминаний,
Но я бы не хотела знать агонию любви.
Расставшись, мы с тобой cпасём свою любовь
От сложных разговоров и обид

Расставшись, мы с тобой cпасём свою любовь
От сложных разговоров и обид


* Thiên tiểu thuyết dang dở
 Lời : К. Arxenhev Nhạc: Igor Krutoi

        Diệu Trinh dịch

Mối tình đẹp

Mình đã  say đắm bên nhau

Ôi, gương mặt em tươi sáng một thời xuân

Nhưng cây đã bạc màu, thu ngấp nghé trong sân

Hỡi ôi! cái thói quen  làm đôi mình nguội lạnh

Đã tan trên mi em rồi, những bông tuyết lạnh
Mình đã  cùng  đọc trong đắm đuối, mê say
Thiên tiểu thuyết tuyệt vời còn dang dở  
về mối tình chẳng bao giờ đổi thay

Qua rồi tất cả, những cảm xúc ngất ngây
Số phận an bài, mình đành chia hai lối
Cuốn tiểu thuyết tình dang dở kia đành bỏ lại
Trên  chiếc ghế mình đã bao lần ngồi ở công viên

Những kỷ niệm vui bên nhau thật khó  quên
Nhưng em không nỡ  thấy tình yêu hấp hối
Mình chia tay, và giải thoát cho nhau, cứu rỗi
Đừng làm tổn thương nhau, tranh cãi nhé, nghe anh...