Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Bài hát Только ты (Chỉ anh thôi)

Mình đã mê giọng của Tanhia Bulanova, hôm nay nghe lại bài hát Только ты (Chỉ anh thôi) mình  muốn dịch ra ngay , vì cảm nhận chất giọng say đắm, một tình yêu cháy bỏng nồng nàn, sâu sắc, nhưng vô vọng...Bulanova đã thể hiện thật hay. Lời thơ và giai điệu của cùng một tác giả А.Боголюбов ( A. Bogoliubove). Bài hát này được bình chọn là bài hát năm 1994 của Nga


Только ты, хоть ты и был плохой
Твои цветы, я до сих пор рукой
Поглажу вдруг, хоть и сухи они,
Но только ты дарил их раньше.
И только ты, хоть ты и был чужой,
Мои мечты, в них до сих пор ты мой
Хоть я давно живу совсем одна
И всё жду, что будет дальше.
Ты поверь, как часто в час ночной
О тебе любимый мой тоскую
Боже мой, я всё ещё ревную,
Да к той другой ревную,
Тебя во сне целую, ты всё ещё со мной.
Только я, хоть ты давно ушёл
Любовь моя, пусть целый год прошёл
Но и сейчас, как в тот далёкий день
Я говорю себе: "Ты рядом".
И только я храню тебе любовь
Пойми меня, я так ждала, что вновь
Твои глаза увижу и скажу:
"Не бросай меня, не надо".
И поверь, когда-нибудь зимой,
Может быть, меня уже не будет.
Знаю я, любовь тебя осудит:
На перекрёстке судеб, такой как я,
Не будет никогда с тобой.

(Diệu Trinh chuyển ngữ)
Chỉ anh thôi, dù anh chẳng tốt đẹp gì
Tới giờ phút này trên tay em vẫn còn những cành hoa của anh
Bỗng dưng em vuốt ve những bông hoa, dù  đã khô héo
Nhưng đó là những bông hoa anh đã từng tặng em .
Và chỉ là anh thôi, cho dù anh đã thành người xa lạ,
Những mơ ước của em đến giờ vẫn chỉ là anh thôi
Mặc dù em đã sống cô đơn trong thời gian dài
Và vẫn chờ đợi điều gì sẽ tới.
Anh có tin rằng em thường nghĩ đến anh hàng giờ trong đêm
Khao khát mong nhớ người em thương yêu
Chúa ơi, em vẫn còn ghen tị,
Vâng , em ghen với  người đàn bà khác,
Em hôn anh trong  giấc mơ, anh vẫn còn bên em.
Chỉ có mình em thôi,  dù anh đã ra đi
Chỉ tình yêu của em, dù hàng năm trời đã qua đi
Và  ngay cả bây giờ, như trong những ngày xa xôi đó
Em tự nhủ: "Anh vẫn bên em".
Và chỉ có em gìn giữ tình yêu cho anh
Anh hiểu cho em, em đã rất mong đợi , một lần nữa
Em sẽ nhìn vào đôi mắt anh và nói:
"Đừng bỏ em , đừng anh."
Anh hãy tin em, một ngày đông  nào đó
Có thể em sẽ không  tồn tại nữa
Và em biết tình yêu sẽ trừng phạt anh:
Tại những giao điểm hẹn hò theo số phận, cũng như với em
Anh sẽ chẳng bao giờ có được một tình yêu.

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Cинее море (Biển xanh)

Raimonds Pauls ( tên đầy đủ là Ojar Raimonds Pauls -1936)- là nhà soạn nhạc Liên Xô và Latvia, đạo diễn, nghệ sĩ dương cầm và chính trị gia, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô (1985), Tiến sĩ danh dự của Học viện khoa học Latvia. Khán giả Việt nam hầu như ai cũng biết giai điệu bài hát “Triệu bông hồng đỏ thắm” (Миллион алых роз), “Đồng hồ cổ” (Старинные часы) của ông...

Bài hát "Cинее море" ( Biển xanh)  Raimonds Pauls phổ nhạc theo lời thơ của tác giả Y. Reznhic (И.Резник ) tôi thích giai điệu và cả lời thơ, một nỗi buồn sâu lắng về số phận , về cuộc đời của con người, về sự may rủi, bất ngờ và niềm hy vọng mong manh ...Đó chính là cuộc sống của con người, cuộc đời chẳng khác gì biển cả bao la, mênh mông vô tận, chẳng bao giờ kết thúc, cho dù đã qua thế giới bên kia, thì cuộc đời này vẫn vậy, vẫn cứ mong manh vô tình, sâu thẳm, và xanh ngắt như biển xanh xa vời kia...




На хороших людей и плохих
Всех делила ребячья порода.
Мы играли в пиратов лихих
И в отважных бродяг - мореходов.
Забывалась любая беда
И терялась в далёком просторе,
И не верили мы не когда,

Что кончается, что кончается,
Что кончается синее море.
Ты была заводилой у нас,
"Чёрт в морской" в полинялой рубашке.
Ты водила отцовский баркас
По бушующим волнам бесстрашно.
Сумку школьную прочь зашвырнув
Ты сидела верхом на заборе
И кричала, к биноклю прильнув:

"Не кончается, не кончается,
Не кончается синее море".

Но однажды приплыл пароход
За тобою незвано, нежданно.
И какой-то Синбад Мореход
Вдруг увёз тебя в дальние страны.
На прощание ты, как всегда,
Закричала: "Увидимся в скоре,
Потому, что у нас никогда

Не кончается, не кончается,
Не кончается синее море".

Позабыть мы тебя поклялись,
Мы тебе не прощали измены,
Но взметнулся в тревожную высь
Крик чужой пароходной сирены.
А потом прилетело письмо,
Как ничем не прикрытое горе.
Было в нём откровенье одно:
"Не кончается, не кончается,
Не кончается синее море".

Biển xanh
(Diệu Trinh chuyển ngữ)
Lũ trẻ  chúng mình chia ra hai loại người
Người tốt và kẻ xấu
Chúng mình đã chơi trò cướp biển
Và trong vai những kẻ lang thang - những người đi biển.
Tai họa nào rồi cũng bị lãng quên
Rồi biến mất trong khoảng không vô tận,
Và chúng ta chẳng khi nào tin nổi,
Rằng biển xanh , biển xanh kia
Sẽ kết thúc, sẽ không còn biển xanh nữa.

Em là người cầm đầu  chúng tôi,
"Con Quỷ  biển" trong  chiếc áo nilon.
Em đã lái chiếc thuyền buồm của cha
Chẳng hề sợ hãi những cơn sóng gầm hung bạo.
Em ngồi trên boong tàu
Vứt bỏ chiếc cặp học sinh xuổng biển
Và em vừa ngắm ống nhòm vừa  hét lên,

"Biển xanh không kết thúc,  không kết thúc,
Biển xanh là vô tận. "

Nhưng rồi một lần, đằng sau em
Một chiếc tàu bất ngờ đi tới.
Và chàng  thủy thủ Sinbad nào đó
Bỗng dưng đưa em đến các đất nước xa xôi.
Phút chia tay, như mọi khi
Em đã kêu  lên: "Tôi sẽ sớm gặp lại mọi người,
Bởi lẽ đối với chúng ta
Biển xanh không bao giờ kết thúc
Biển xanh là vô tận”
Chúng tôi đã thề sẽ quên  em,
Chúng tôi đã không tha thứ cho em vì sự phản bội,
Rồi trong cơn căng thẳng cao độ ấy
Có tiếng  còi tàu nước ngoài vang lên
Rồi  sau đó là một bức thư được chuyển tới,
Chẳng có gì đau buồn ẩn giấu trong bức thư
ngoài một điều viết rõ ràng  trong đó:
"Biển xanh không kết thúc,  không kết thúc
Biển xanh là vô tận. "


Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

"Край любимый! Сердцу снятся" (Miền quê thân yêu, con tim mê đắm)

Серге́й Алекса́ндрович Есе́нин (Sergei Alexandrovich Exenhin) sinh ngày 3 tháng 10 năm 1895 (lịch Nga ngày 21 tháng 9 năm 1895) tại làng Konstantivo tỉnh Ryazan – một ngôi làng nho nhỏ yên bình và xinh đẹp, thuộc vùng thảo nguyên Ryazan rộng mênh mông và đầy thơ mộng, có dòng sông Ôka yêu kiều, xinh đẹp và lộng gió vào những buổi chiều hè, về mùa thu những chiếc lá phong vàng quyến rũ lả tả rơi xuống, soi lấp lánh xuống mặt nước trong xanh. Thơ Exenhin là những lời tâm sự, là tiếng hát nồng nàn, bay bổng trong không gian, vừa thiết tha vừa dịu ngọt, lúc thì thầm âu yếm, lúc trăn trở, đắng cay chua xót...những vần thơ ca ngợi tình yêu thiên nhiên, cảnh đẹp thiên nhiên đồng quê nước Nga, thật bình dị, nhưng vô cùng quyến rũ, trang trọng mà quí phái, những người dân vùng quê hiền hậu, thủy chung và cả những nỗi đau, những tâm sự sâu kín trong đáy lòng của nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh.
Exenhin là nhà thơ nông dân, nhưng là nhà thơ nông dân bí ẩn nhất, với số phận kỳ lạ, với những bài thơ xuất thần, cô đọng từng chữ, mà phải vừa đọc vừa cảm nhận thì mới thấm hiểu tâm hồn nhà thơ , hồn nhiên, nhân hậu và trong sạch biết bao. Ngay cả bài thơ tuyệt mệnh cuối cùng “До свиданья, друг мой, до свиданья” (Vĩnh biệt - Bạn của tôi ơi- xin vĩnh biệt), trước khi tự mình treo cổ trên ống nước trong căn phòng khách sạn Anglettre ngày 28/12/1925, những vần thơ của Exenhin vẫn trong trẻo , dịu dàng mà đau đớn làm sao:
“Милый мой, ты у меня в груди.
Предназначенное расставанье
Обещает встречу впереди...”
(Bạn thân yêu ơi, bạn luôn trong trái tim tôi
Sự chia ly đã định trước rồi
mình sẽ gặp lại nhau trong chuỗi ngày sắp tới...)

Tôi đã đăng tải bài thơ Русь ( Nước Nga) của ông vào tháng 10/2017 trong blog này. Hôm nay tôi đăng tiếp bài thơ "Край любимый! Сердцу снятся". Mong cho mỗi ngày qua đi, tôi lại thấy mình yêu đời thêm, và có thêm niềm tin, sức mạnh, và sức khỏe để tiếp tục đọc, viết, dịch, tập đàn...cho cuộc sống thêm phần tươi sáng....


"Край любимый! Сердцу снятся"
Край любимый! Сердцу снятся
Скирды солнца в водах лонных.
Я хотел бы затеряться
В зеленях твоих стозвонных.

По меже, на переметке,
Резеда и риза кашки.
И вызванивают в четки
Ивы - кроткие монашки.

Курит облаком болото,
Гарь в небесном коромысле.
С тихой тайной для кого-то
Затаил я в сердце мысли.

Все встречаю, все приемлю,
Рад и счастлив душу вынуть.
Я пришел на эту землю,
Чтоб скорей ее покинуть.
1914

*. "В водах лонных" - от слова "лоно", то есть родных, родственных.. .
"Риза кашки" - от слова "риза" - бесшовное одеяние начала эры - то есть как бы одежда из цветов


Miền quê thân yêu! Con tim mê đắm
Những tuyệt tác mặt trời trong biển hồ yêu thương
Ước gì tôi tan biến vào không gian xanh
Trong tiếng gọi của cỏ cây hoa lá

Dọc theo bờ ruộng, trên những hàng rào
phủ kín các loài hoa rực rỡ và thảo mộc lê
Hàng liễu mỏng manh tựa nữ tu hiền dịu
Đứng xếp hình giống chuỗi hạt cầu kinh

Đầm lầy được mây trời cuốn hút
Hơi nước bay hòa lẫn các vòm mây.
Với bí mật dành riêng cho ai đó
Tôi gói vào tim những cảm nghĩ tuyệt vời.

Tôi chào đón và ôm vào lòng tất cả,
Niềm vui sướng và hạnh phúc trào dâng
Tôi đã đến mảnh đất này để từ biệt
Sớm muộn gì tôi cũng sẽ rời xa
1914
(Diệu Trinh chuyển ngữ)



Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Bài thơ dịch về mùa Thu - một cơn mưa thu


Một bài thơ về mùa thu trong mưa của một tác giả trên mạng, trong một trang cá nhân, tác giả nữ tên là Natalia Rai, tôi đọc và thấy rùng mình...vì sự miêu tả cơn mưa thu cuối mùa, trước thời điểm mùa đông đang tới, nên vừa thê thảm, vừa đau buồn, tác giả đã sử dụng nhiều từ nhân cách hóa, làm người dịch phải cố hình dung và tưởng tượng ra cơn mưa cuối thu tầm tã đáng sợ như thế nào, dường như có phần nào miêu tả tâm trạng người viết: Tiếc nuối, nhớ nhung vô vọng  một cái gì đã, đang và sẽ qua đi...

Растеряв свой наряд роскошный,
Зарыдала дождями осень,
Обронила своё лукошко,
Позабыв золотую просинь,

Помня только, что время вышло,
Что зима уже в терем ломится,
И разбойнице этой пришлой,
Не удастся предстать паломницей,

Что всё ищет святого места,
Что грехи замолить пытается…
Или брошенною невестой,
Что с иудой не сочетается

Воедино… Срывает ставни,
Барабанит зима снежками…
И Мороз, что Зимы наставник,
Погоняет нас батожками…

И завоют метели страстно,
Заметая все краски в проседь…
О наряде своём прекрасном
Горько плачет дождями осень
(Наталия Рай)
Nguồn: 

(Diệu Trinh chuyển ngữ)
Dáng vẻ lộng lẫy nhạt nhòa 
Mưa thu tuôn rơi nước  mắt
Vứt bỏ chiếc giỏ mây đan
Lãng quên màu xanh non biếc

Chỉ nhớ rằng thời gian đã qua 
Mùa đông tỉnh giấc đập phá
và  dù Mùa đông- kẻ hủy hoại tới, 
Cũng chẳng phải là một gã hành hương sùng đạo

Tất cả tìm kiếm nơi đất thánh linh thiêng  
Để cầu mong tội lỗi được cứu vớt
Hay một cô dâu bị ruồng bỏ, 
cũng không thể hòa nhập với thánh Judas

Tất cả hòa quyện lại... cánh cửa chớp tơi tả
Mùa đông đánh trống với những bông tuyết ...
Và Giá lạnh,  Mùa đông là một kẻ nô bộc
Đang theo gót chúng ta với những cánh bướm bay ...

Rồi bão tuyết gào rú thảm thiết
Chùm lên  vẻ đẹp tuyệt vời trong màu xám ảm đạm...
Và trong bộ  trang phục  đẹp tuyệt vời ấy
Mùa Thu gào khóc cay đắng bằng những cơn mưa...

(Natalia Rai)



Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

CHÚC MỪNG SINH NHẬT DIỆU TRINH

Một người bạn gửi đến Diệu Trinh bài thơ và lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật 10 - 11


*
Đinh ninh nhớ, rồi lại quên đi mất
Sinh nhật em, thiên thần nhỏ ra đời
đừng trách nhé, những ngày không còn trẻ
quên nhớ âu là phận ta thôi.

Chúc em ta đẹp mãi tựa bầu trời
Xanh thăm thẳm và trong như mắt biếc
mãi trong em là hồn thơ bất diệt
Với nồng nàn cảm xúc sáng như sao

Em hãy là vầng trăng trên cao
rải ánh bạc như ngày nào thơ em viết
dệt màu yêu vào tình quê tha thiết
mãi là em, với nhật nguyệt quê mình.


Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Lang thang cùng thơ


Mây chiều nghiêng ngả cùng thơ
Như tình tự
Cơn bão cuối thu 
đang cưỡi gió theo về
Thơ vẫn cười, hớn hở với đam mê
Vẫn đong đầy ngổn ngang bao cảm xúc.

Thơ vương vào bút
Gặm nhấm bàn tay
Lòng em bỗng ngất ngây
Chìm sâu vào phiêu lãng

Em chẳng yêu thơ vì thơ như gió thoảng
Chốn hư không day dứt gọi linh hồn
Em bỏ thơ  khép mình trong im lặng
Một thoáng dỗi hờn,
Thơ lại cười ...miên man

Em ngập ngừng 
Lại cầm bút 
Gẩy từng vần ...
lang thang  

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Я без тебя никто (Không có em anh chẳng là ai cả)

Hôm nay là ngày đầu tiên của tháng 11 - cũng là tháng kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng 10 Nga đã được thay đổi vào ngày 4/11 với tên là "Ngày đoàn kết nhân dân" , mình bỗng dưng đọc bài thơ của một tác giả tên  ЮРИЙ ở thành phố Krasnodar , mình muốn dịch ra, để xem tình cảm của một đấng nam nhi nói chung khi tình yêu tan vỡ sẽ như thế nào....Tình yêu là gì mà sao luôn là chủ đề vô tận đối với mọi thế hệ, mọi tầng lớp, ở mọi nơi, mọi thời điểm, mọi lĩnh vực....
Mà thật sự, đọc bài thơ này mình thấy anh chàng này cũng đau khổ , day dứt với tình yêu đổ vỡ của anh ta, cầu mong anh ta sẽ tìm lại được cô người yêu xinh đẹp kiêu kỳ của anh ấy...

Я без тебя никто.
Я без тебя ничто
Я без тебя, как дым,
без огня.
И нет без тебя меня.
Рядом с тобою шёл –
Воздух был, словно шёлк.
Небо—как кружева,
Нам было хорошо.
Гордая голова –
Рядом ведь это ты
Символом красоты
Меня возвеличила ты…
Ты без меня, как роза в окне.
Ты без меня, как искры в огне.
Тебе всё равно, если нету меня.
Я — просто дым от былого огня.
Дым, как туман,
А любовь, как обман.
Всё это сон.
А, может быть, клон.
Был симбиоз
Чаяний, грёз
Я — под уклон —
Под острым углом
Трудный мой склон.
Он на излом
С льдинками слёз.
Звон их о дно 
Где-то в глуби.
Мысль об одном—
Не погуби
Чувств тех глубин.
Не затуши
Искр в угольке.
С края души,
В том уголке
Место моё
Не отдам никому.
Ты – вся моя
Мне одному.
Имя: ЮРИЙ
Город: КРАСНОДАР
Email: cuvdir@rambler.ru

Nếu không có em anh chẳng là ai cả
Nếu không có em anh chẳng là gì cả
Không có em anh  tựa như  làn khói
không có lửa.
Và nếu không có em thì cũng chẳng có anh
Bước đi bên em , anh chỉ là không khí, tựa như dải lụa
Bầu trời tựa những viền ren.

Chúng mình đã hạnh phúc biết bao.
Em bước đi bên anh,  sắc đẹp  của em bừng sáng
Với mái đầu ngẩng cao kiêu hãnh
Em đã làm  anh sôi nổi hào hứng

Nếu không có anh, em  như bông hoa hồng bên cửa sổ.
Em không có anh giống như  tia sáng trong ngọn lửa
Em sẽ  như thế nếu không có anh
Anh  chỉ là khói trong  đám lửa tàn 
Khói tựa như sương mù,
Còn với tình yêu, đó là sự lừa dối
Tất cả chỉ là  giấc mơ.
Và có lẽ đó là bản sao chép lại.
Anh đã từng ở bên em
Đã từng cầu nguyện ,  mơ ước

Anh đã trượt ngã 
Trong góc hẹp tăm tối 
Trong tận cùng đau khổ
Với nước mắt giá băng
Tiếng chuông ngân vang từ dưới đáy 
Ở một nơi nào đó trong sâu thẳm.
Anh chỉ nghĩ  tới một điều 
Đừng  phá vỡ những cảm xúc trong tận cùng sâu thẳm 
Đừng dập tắt
Những tia lửa than hồng.
Đâu đó trong góc  nhỏ tâm hồn anh
Anh dành cho em, chỉ riêng mình em thôi
Với anh, em là tất cả 
(Diệu Trinh chuyển ngữ)


Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Về lại với Hang Bò ở Chùa Thầy....



Trở lại thăm Chùa Thầy sau mấy chục năm, một khoảng thời gian dài để nhớ lại những hoài niệm. Ký ức đưa tôi trở lại thời chiến tranh chống Mỹ. Chùa Thầy - nơi tôi sơ tán cách đây mấy chục năm , giờ lại hiện dần lên trước mắt tôi. Vẫn mảnh đất xứ Đoài nên thơ năm ấy, rong rêu, bí ẩn mà mộc mạc, thanh bình ...

Sau khi xuống xe, một nam hướng dẫn viên tự xưng bước tới chặn đường chúng tôi, và lôi xồng xộc vào ngôi đền trước mặt, anh ta nhiệt tình nói là sẽ tư vấn miễn phí, sẽ hướng dẫ chúng tôi thăm quan chùa ...Anh ta chỉ chúng tôi mang những lễ vật gì vào chùa Hạ trước, chúng tôi cứ làm theo . Một hàng trưởng lão mặc áo quần chỉnh tề ngồi ngay trước bàn phía ngoài , mau chóng mời chúng tôi ngồi xuống và lại nói cho chúng tôi về sự tích của ngôi chùa linh thiêng này...

Sau khi dâng lễ, ra ngoài, chúng tôi bị mấy người chặn lại đòi tiền lễ : 1 lễ là 150.000đ, gồm vài gói giấy màu, 3 hộp chè lam. Chúng tôi thanh toán, và tự dưng thấy trong lòng hơi bất an. Chưa hết, vài cô chạy đến đòi tiền phúc lộc...Chúng tôi biết đã bị mặc bẫy lừa đảo, vội vàng tìm cách thoát khỏi nơi này.

Buồn, khá thất vọng, chúng tôi ra hồ nước ngồi và ngắm cảnh...Trời mây u ám, chúng tôi quyết định đi vào sâu hơn để tiếp tục thăm quan. Ở phía trong có một bảng hiệu ghi rõ là khách du lịch cần cẩn thận tư trang, tránh bị lừa đảo, và bật cười, sao họ không để ngay phía ngoài đường, để ở đây làm gì sau khi các vị khách phương xa ngơ ngác đã bị chém gió một khoản tiền kha khá...

Tuy nhiên, phong cảnh và sự huyền bí tâm linh của ngôi chùa cổ đã làm chúng tôi quên đi mặc cảm. Tôi đã chụp lại sơ đồ khu di tích chùa Thầy, và đau đáu đi tìm hang Bò nằm ở phía tay trái khu di tích. Tuy nhiên, mặc dù có tên trong bản đồ, hang Bò giờ đã bị bỏ hoang, thậm chí còn bị người dân xây nhà chắn hết lối đi lên hang. Tôi lặng lẽ ngắm nhìn hang Bò từ phía ngoài...vẫn còn đó hang Bò kỷ niệm của thầy trò trường con em giáo viên các trường ở Hà nôi làm nơi dạy học, trú ẩn bom đạn Mỹ. Ngày ấy hang Bò trông bề thế, oai phong là thế mà giờ đây hoang tàn, cây cỏ mọc lấp, lối đi cũng không còn nữa....

Tôi ngước nhìn lên hang, hồi tưởng lại ngày nào hai chị em tôi sơ tán, cứ mỗi lần có máy bay gầm rú là chị gái tôi lại đẩy tôi nằm xuống và nằm lên trên che cho tôi, mà chị thì gầy, mảnh dẻ, cô em thì hơi...tròn tròn...những kỷ niệm thời gian khó ác liệt đó cứ như bức tranh hiển hiện trước mặt.
Chúng tôi vừa cảm nhận, hít thở không khí trong lành, thanh tịnh của ngôi chùa cổ kính có từ thời nhà Đinh, nhà Lý, vừa tiếp tục leo lên núi, lên chùa Cao, đến hang Cắc cớ thì tôi đành chịu trận vì chân bị bong gân chưa khỏi...

Chúng tôi tạm biệt Chùa Thầy trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Tôi mong có một ngày trở lại, tôi sẽ thật sự cảm nhận lòng hiếu khách của người dân nơi đây, bình dị , linh thiêng và huyền bí như cảnh vật tuyệt vời mà thiên nhiên đã bạn tặng cho mảnh đất này....


Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Bài thơ Nước Nga (Русь) của Сергей Есенин

Серге́й Алекса́ндрович Есе́нин (Sergei Alexandrovich Exenhin) sinh ngày 3 tháng 10 năm 1895 (lịch Nga ngày 21 tháng 9 năm 1895) tại làng Konstantivo tỉnh Ryazan – một ngôi làng nho nhỏ yên bình và xinh đẹp, thuộc vùng thảo nguyên Ryazan rộng mênh mông và đầy thơ mộng, có dòng sông Ôka yêu kiều, xinh đẹp và lộng gió vào những buổi chiều hè, về mùa thu những chiếc lá phong vàng quyến rũ lả tả rơi xuống, soi lấp lánh xuống mặt nước trong xanh. Thơ Exenhin là những lời tâm sự, là tiếng hát nồng nàn, bay bổng trong không gian, vừa thiết tha vừa dịu ngọt, lúc thì thầm âu yếm, lúc trăn trở, đắng cay chua xót...những vần thơ ca ngợi tình yêu thiên nhiên, cảnh đẹp thiên nhiên đồng quê nước Nga, thật bình dị, nhưng vô cùng quyến rũ, trang trọng mà quí phái, những người dân vùng quê hiền hậu, thủy chung và cả những nỗi đau, những tâm sự sâu kín trong đáy lòng của nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh.
Exenhin là nhà thơ nông dân, nhưng là nhà thơ nông dân bí ẩn nhất, với số phận kỳ lạ, với những bài thơ xuất thần, cô đọng từng chữ, mà phải vừa đọc vừa cảm nhận thì mới thấm hiểu tâm hồn nhà thơ , hồn nhiên, nhân hậu và trong sạch biết bao. Ngay cả bài thơ tuyệt mệnh cuối cùng “До свиданья, друг мой, до свиданья” (Vĩnh biệt - Bạn của tôi ơi- xin vĩnh biệt), trước khi tự mình treo cổ trên ống nước trong căn phòng khách sạn Anglettre ngày 28/12/1925, những vần thơ của Exenhin vẫn trong trẻo , dịu dàng  mà đau đớn làm sao:
“Милый мой, ты у меня в груди.
Предназначенное расставанье
Обещает встречу впереди...”
(Bạn thân yêu ơi, bạn luôn trong trái tim tôi
Sự chia ly đã định trước rồi
mình sẽ gặp lại nhau trong chuỗi ngày sắp tới...)
Tôi đã đăng tải bài thơ НОЧЬ (Đêm) Exenhin sáng tác vào 1911-1912, năm ông 15- 16 tuổi trong blog này vào ngày 30/7/2014
Hôm nay tôi đăng tiếp bài thơ Русь của ông nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của ông. Và, lần nào cũng vậy, thơ ông vẫn là những thách thức với tất cả những ai muốn tìm hiểu và cảm nhận....

Гой ты, Русь, моя родная,
Хаты - в ризах образа...
Не видать конца и края -
Только синь сосет глаза.

Как захожий богомолец,
Я смотрю твои поля.
А у низеньких околиц
Звонно чахнут тополя.

Пахнет яблоком и медом
По церквам твой кроткий Спас.
И гудит за корогодом
На лугах веселый пляс.

Побегу по мятой стежке
На приволь зеленых лех,
Мне навстречу, как сережки,
Прозвенит девичий смех.

Если крикнет рать святая:
"Кинь ты Русь, живи в раю!"
Я скажу: "Не надо рая,
Дайте родину мою".
1914

Ôi nước Nga, nước Nga thân yêu của tôi,
Những căn nhà trong các khung tranh thêu
Chẳng nhìn thấy điểm cuối và vùng ven lãnh thổ
Chỉ thấy một màu xanh ngút tầm mắt.

Là con chiên ngoan đạo Kính chúa,
Tôi ngắm nhìn những cánh đồng của người.
Ở tận cuối làng dưới thấp xa xa
Những cây phong đang ủ ê tàn úa

Mùi táo chín và mật ong thơm dịu
Lan tỏa các Nhà thờ trong Ngày Lễ thánh
Và những điệu nhảy tay cầm tay xoay vòng
Cùng các vũ điệu vui tươi trên đồng cỏ.

Tôi chạy theo luống bạc hà mọc giăng lối
Để tới cánh đồng bát ngát xanh
Các thiếu nữ cười tựa tiếng chim khuyên
Cùng chào tôi với tiếng cười ròn rã

Nếu có vị thánh thần nào kêu gọi:
"Hãy từ bỏ nước Nga, về với Thiên đường”
Tôi sẽ đáp: “Thiên đường kia tôi chẳng cần đến,
Hãy cho tôi đất mẹ yêu thương”.
1914
Diệu Trinh chuyển ngữ

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Mưa cuối thu

Tí tách giọt mưa
Say nồng nhung nhớ
Mưa hòa trong thơ
Căng mình trong gió

Mưa chìm trong đêm
Nghẹn ngào hơi thở
Chập chờn, mong manh
Ánh đèn góc phố

Cuối Thu rền rã những cơn mưa
Ngày xao xác gió, nắng vu vơ
Chiều buông hoa dại ngừng khoe thắm
Đêm về khắc khoải những niềm mơ...




Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Chốn quê ...

Hồ Gươm 
Xanh biếc lung linh
Âm thầm liễu rủ...
Một mình bóng em

Khẽ khàng
Dạo bước lối quen
Mưa bay trong nắng
Mưa vờn tóc em

Đậm đà 
Hương vị thân quen
Bâng khuâng
Gợn nhớ
Góc sen bên hồ

Chốn quê
Thấp thoáng xa mờ
Xoan về trên phố, 
Hững hờ  bước chân....







Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Tháng Chín

Tháng Chín mưa xối xả
Nắng buồn khóc theo mưa
Tiếng dương cầm ban trưa
Lay động cành hoa tím ...

Tháng Chín gió từng cơn
Cây buông mình , nghiêng ngả
Lá xoay tròn tan vỡ
Hối hả một vần thơ

Tháng Chín vẫn đẹp như mơ
Vẫn xanh mộng ước, vẫn chờ trăng lên
Thu vàng trong gió triền miên
Ngẩn ngơ một khúc chèo thuyền năm xưa ...




Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

The " Tempest" ( chương 3 Allegretto) của Ludwig van Beethoven (1770-1827)

"The Tempest" (hoặc Der Sturm ) Ludwig van Beethoven (1770-1827) sáng tác vào năm 1801 còn gọi là bản The Piano Sonata số 17 cung Rê thứ, Op. 31, số 2 , sau sự kiện Cách mạng Tư sản Pháp 1789 -1794  - một  sự kiện gây chấn động châu Âu thời bấy giờ đã ảnh hưởng nhiều tới sáng tác của ông. Beethoven hết sức ngưỡng mộ và thán phục Napoleon. Cuộc cách mạng Pháp 1789 đã góp phần thắp lên tinh thần rực lửa đấu tranh vì quyền tự do, bình đẳng của con người và phong cách anh hùng ca như các tác phẩm sau này của Beethoven. Chính những biến động về tư tưởng đã giúp ông quyết định rời thành Bonn tháng 11-1792 để đến Vienna, trung tâm văn hóa của châu Âu thời bấy giờ. Ông đến với thành Vienna trong sự hào hứng của tuổi trẻ và niềm tin vào một môi trường học tập mới. Giai đoạn ở thành Vienna là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành và bước thăng hoa trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của Beethoven. Bản Sonata này được gọi là "The Tempest" (hoặc Der Sturm tại quê hương Đức của ông)
Bản Sonata này có 3 chương:
1. Largo – Allegro (trang nghiêm, tương đối nhanh)
2. Adagio (Thong thả)
3. Allegretto (nhanh, nhưng hơi chậm hơn Allegro)

Chương 1 : Largo – Allegro (trang nghiêm, tương đối nhanh)

Mình cảm nhận một sự đe dọa , một nỗi sợ hãi mơ hồ về một điều gì đó sắp xảy ra, hay mình vốn nhiều suy tưởng và hay sống trong tưởng tượng nhỉ? Hay chữ The Tempest ám ảnh mình? Với kiến thức hạn chế, nhưng ham tìm hiểu mày mò, mình vẫn hồi hộp làm sao khi chờ đợi cơn bão của tác giả, khi nào nó bắt đầu? mình lại liên tưởng tới cơn bão Mùa hè của Vivaldi trong Tổ khúc Bốn mùa...

Chương 2 : Adagio (Thong thả) ở gam Si giáng trưởng (Bb) giai điệu chậm hơn và trang trọng hơn. Vẫn chưa cảm nhận cơn bão xuất hiện...sao lâu nhỉ...

Chương 3 : Allegretto (nhanh, nhưng hơi chậm hơn Allegro) – gam Dm,  chà, mình như bị cuốn hút vào giai điệu và thấy như mê hoặc, bão tố của Beethoven đã tới rồi...thật tuyệt vời. Có một lần mình đoc ở đâu đó câu nói của Beethoven khi trả lời người phụ tá của mình – Anton Schindler về ý nghĩa của Sonata số 17 opus 31: “ Anh hãy đọc vở kịch “the Tempest” của Shakespear, và người phụ tá của ông đã đăt tên cho Sonata này là Cơn bão...
Mình thích nhất phần 3 này, và cứ nghe hoài không chán...

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Fantasia No. 3 in D minor, K. 397

Fantasia No. 3 in D minor, K. 397 (Khúc ngẫu hứng số 3 cung Rê thứ) là một bản nhạc soạn riêng cho piano do Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) sáng tác vào năm 1782 và là bản nhạc khá phổ biến của ông dành cho piano. Nếu nghe kỹ sẽ thấy nhịp điệu hơi khác lạ, đúng với ý nghĩa của chữ Fantasia (ngẫu hứng) .
Cùng nghe Tzvi Erez nghệ sĩ piano người Israel, sinh năm 1968 chơi bản này nào....

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Những cảm nghĩ về cây tần bì ....


Cây Tần bì là loài cây tôi luôn ám ảnh trong đầu với những giai điệu bài hát “Tôi hỏi cây tần bì” mà tôi đã biết từ hồi còn sinh viên. Đứng trước hàng cây tần bì lâu năm , xòe những tán lá rộng, kiêu hãnh khoe sức mạnh và bản lĩnh của một loài cây thân gỗ lớn, và độ cao có khi tới hơn 40m, chẳng thua gì các cây phong, lippa, sồi...chúng tôi chỉ biết ngắm, và nép mình vào một trong những thân cây, rồi thử vào vai chàng thanh niên si tình nọ đi tìm người mình yêu...

Trong vòm lá xum xuê của loài cây đã mang dấu ấn buồn, nhưng vô cùng đẹp về tình yêu, đã trở thành biểu tượng về sự ngang trái, trớ trêu của tình yêu nam nữ, tôi lại nghĩ đến tác giả bài thơ “Tôi hỏi cây tần bì” Vladimir Kirshon (1902 – 1938) với một cuộc đời bất hạnh, chết trong tủi nhục vì bị xử bắn năm 1938, cho dù 1955 ông đã được phục hồi danh dự... 


Bài thơ “Tôi hỏi cây tần bì” đã trả lại tác giả của nó danh dự và sự trong sạch, và hơn cả là lòng mến mộ cùng lòng cảm thông với tác giả tài năng vắn số này. Năm 1975 bài thơ “ Tôi hỏi cây tần bì” được nhạc sĩ Michael Tariverdiev phổ nhạc thành bài hát và được đạo diễn diễn Eldar Ryazanov đưa vào bộ phim “ Số phận trớ trêu” thì bài thơ này trở nên bất tử.


Dường như những tán lá của cây biết nói mà sao chúng tôi cảm nhận tiếng thì thầm tâm sự của cây, diu êm, thân thiện vô cùng, hoàn toàn không hề có một chút gì buồn bã bi thương , làm tôi bất giác xóa tan mọi ám ảnh về sự trắc trở buồn đau trong tình yêu vốn đã ăn sâu vào tâm hồn tôi từ hàng chục năm về trước...


Tần bì thân yêu ơi, sao cây đáng yêu và thân thiện với khách phương xa chúng tôi đến thế, hẹn ngày trở lại với cây nhé, và chắc chắn chả ai trong chúng tôi muốn đi “hỏi cây tần bì” về những chuyện làm cây trăn trở , bối rối, đau buồn, mà sẽ là những nụ cười tươi thấm đẫm niềm vui, tình người, tình nhân loại...





Стихи: Владимир Киршон
Музыка: Микаэл Таривердиев
Я спроси́л у я́сеня: «Где моя любимая?»
Я́сень не отве́тил мне, кача́я голово́й.
Я спроси́л у то́поля: «Где моя любимая?»
То́поль заброса́л меня осе́ннею листво́й.
Я спроси́л у о́сени: «Где моя любимая?»
О́сень мне отве́тила проливны́м дождём.
У дождя ́ я спра́шивал: «Где моя любимая?»
Долго до́ждик слёзы лил за моим окно́м.
Я спроси́л у ме́сяца: «Где моя любимая?»
Месяц скрылся в о́блаке, не отве́тил мне.
Я спроси́л у о́блака: «Где моя любимая?»
О́блако расста́яло в небе́сной тишине.
«Друг ты мой еди́нственный, где моя любимая.
Ты скажи
́ где скрылася. Знаешь, где она?»
Друг отве́тил пре́данно, друг отве́тил и́скренне:
«Была тебе любимая, была тебе любимая,
была тебе любимая, а стала мне жена».

Я спросил у ясеня 
Я спросил у тополя 
Я спросил у осени...

Tôi hỏi cây tần bì
Lời thơ: Vladimir Kirshon
Nhạc: Michael Tariverdiev
( Diệu Trinh chuyển ngữ)
Tôi hỏi cây tần bì, "người yêu tôi ở đâu"
Cây lắc đầu không buồn lên tiếng
Tôi hỏi cây phong, "người yêu của tôi đâu"
Cây  xối xả trút lá thu vàng úa

Tôi hỏi mùa thu , "người yêu của tôi đâu"
Thu trả lời bằng cơn mưa không ngớt
Tôi hỏi mưa , người yêu của tôi đâu
Mưa tí tách lệ sầu bên khung cửa sổ

Tôi hỏi vầng trăng non, "người tôi yêu ở đâu"
Trăng ẩn mình trong bóng mây  lặng lẽ
Tôi hỏi mây, người tôi yêu ở đâu
Đám mây  tan giữa  trời cao xanh thẳm

Bạn thân của tôi ơi, "người tôi yêu ở đâu"
Nói tôi nghe, nàng đang ở nơi đâu
Người bạn thân thiết,
Bạn trung thành trả lời
"Người yêu bạn ngày ấy,
Giờ đã thành vợ tôi"

Gặp tần bì tôi hỏi
Gặp cây  phong tôi hỏi

Tôi hỏi cả mùa thu....

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

BIỆT PHỦ, CHÙA, VÀ TÌNH BẠN

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Truyện ngắn

   Từ trước tới nay, hắn vẫn cho rằng, tình bạn là một thứ tài sản quý giá, thiêng liêng; cho dù, vì điều âý có không ít người đã bĩu môi dè bỉu hắn là ngây thơ, và ngây ngô, song hắn thủ cựu với ý nghĩ: nếu có đem hắn vào cối giã, mọi thứ tan thành bột thì chắc chắn niềm tin đó vẫn nguyên vẹn...
Nhưng đến hôm nay, cái niềm tin gần như là tín điều đó của hắn bị lung lay dữ dội, khi quan hệ của hắn với một người bạn thân thiết nhất, gần như “con chấy cắn đôi”, đã rạn nứt khó có cơ hàn gắn - lạm dụng từ ngữ của giới kinh tế-chính trị, là phá sản! Và sự phá sản đau đớn này, không ngờ lại có liên quan, theo quy luật quả báo của đạo Phật, tới những biệt phủ và chùa ở một tỉnh miền núi vẫn phải xin Trung ương cấp gạo cứu đói...
Bạn thân của hắn, Trần Linh, đang giữ chức tổng biên tập tờ báo oai nhất tỉnh này, kiêm phó chủ tịch Hội VHNT tỉnh, và cũng sắp tới lúc “chuẩn bị hạ cánh an toàn, dù là Bật Mã Ôn thì cũng là quan ch...ức...ức...”- như lời đùa vui của anh lúc hai thằng khề khà bên chiếu rượu tổng kết cuối năm của dân văn nghệ tỉnh mà hắn được mời ké nhân một lần lên thăm bạn. Trần Linh quảng giao, hay bốc đồng, có sức thuyết phục đám đông không chỉ bởi “võ mồm” nổi tiếng từ hồi học văn khoa tổng hợp mà còn bởi cái nhiệt huyết từ bên trong lúc nào cũng như ào ạt tràn ra bên ngoài. Khoảng ngót chục năm trở lại đây, anh bỗng dưng trở nên trầm lắng, không còn nữa những cơn sôi trào nội tâm tựa núi lửa hoạt động... Trước đây, anh hay chê hắn, ông là cái thằng mắt lườm lườm sau đít chai không ra trận cầm súng ngày nào nên không thể hiểu nổi cái giá của máu xương, sức mạnh của lòng căm thù... Dù cũng có lúc hắn nổi nóng, cãi lại cật lực ông bạn nhà báo cựu chiến binh, song rồi hắn hiểu: anh trách yêu bạn, lòng anh trong sáng, cái trong sáng của một thế hệ- trong đó có hắn- đã tình nguyện dâng hiến cả tuổi thanh xuân và sinh mệnh cho sự tồn vong của Đất nước. Giờ, anh đã như một con người khác, hay trầm ngâm, buồn bã ra mặt, ngay cả những vần thơ hùng tráng nhất của anh đọc lại trước các bạn cũng như ẩn giấu tiếng nức nở và những gịot nước mắt. Những lúc ấy, anh chợt trở nên gần gũi thân thiết với hắn một cách kỳ lạ, hơn hẳn trong những năm tháng nghèo đói... Thời đó, là một nhà báo kiết xác, bị vợ rầy la, anh đành bớt thời giờ làm thơ viết báo chui để xin nhận trông xe bí mật cho một công ty thương mại, che kín mặt cả buổi tối, và sắm cho lũ con gái con trai lốc nhốc mỗi đứa một bộ đồ bán nước chè ngoài ga ban đêm. Cứ mỗi khi hắn rảnh rỗi lên chơi, hoặc kết hợp công việc vào thăm gia đình anh, anh mừng như bắt được vàng, và thét vợ như một ông tướng Quảng Lạc phải vào ngay chuồng gà nhép và ra ngay mảnh vườn còi để làm sao đãi bạn tươm tất nhất... Có lần, hắn đến, cả nhà đi vắng hết, hắn ngậm ngùi nhìn những vách nứa xập xệ, mái tranh thủng lỗ chỗ, cái bàn viết cáu bẩn xộc xệch, và hắn ứa nước mắt thương bạn, thương mình...
Nhưng, nhờ ơn trời, bạn hắn, cũng như nhiều kẻ thuộc nhóm người được trở nên bất hủ bởi cái định nghĩa “nhà văn, nhà báo, nhà giáo - nhà nghèo” đã bươn trải đến bươu đầu sứt trán để vượt qua “Thời gian khổ”(1) vĩ đại đó mà không bị xây sát nhiều lắm về lương tâm, để hùng dũng bước vào cơn lốc xoáy thị trường dị dạng. Trần Linh đã có một ngôi nhà nhỏ bằng gạch với đôi mảnh vườn xinh xắn, nhưng như anh nhận xét: nó chỉ bằng cái vẩy so với những lâu đài lớn, dinh thự khủng và siêu biệt thự của các quan chức đầu tỉnh đang đua nhau mọc lên trong cái thành phố mới thoát thai từ thị xã nghèo kia! Anh còn nói thêm, vẻ chua chát: Thôi ông ạ, không “đú” được với lũ ăn tàn phá hại đó thì cũng đến lúc chúng mình cần học cách tự thoả mãn của một nhân vật với quả phúc bồn tử vườn nhà mà Sêkhốp từng tả thật hay: “Chà, ngon tuyệt! Anh hãy nếm thử xem”. Và cũng đành uống cặn của bọn họ thôi, biết làm thế nào... Anh thở dài để che dấu sự tuyệt vọng, và nỗi uất ức đang bị kìm nén trong trái tim chắc đã bắt đầu mệt mỏi.
Bẵng đi hai năm, hắn mới lại có dịp lên vùng đất từng lưu dấu nhiều kỷ niệm của tuổi thơ lẫn tuổi trẻ của hắn... Không phải tới thăm những khu sinh thái hiện đại bát ngát, những biệt phủ choáng lộn tựa trong mơ bắt đầu xuất hiện ở chốn “khỉ ho cò gáy” xưa. Hắn lên lần này, khởi nguồn từ câu chuyện của một bà vãi nghèo tỉnh T - đồng hương của bạn hắn...
Bà ta mang một mớ đơn từ kiện cáo, khiếu nại của những tín đồ Phật tử tới rất nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức phi chính phủ ở Thủ đô. Bởi chẳng ai thèm quan tâm tới chúng, nhất là khi những người có trách nhiệm và quyền hạn đã bị bội thực bởi những kiện cáo khiếu nại quanh chuyện đất đai, thì chúng mới may mắn, đúng hơn là tình cờ lọt vào tay hắn. Và qua một Phật tử quen người Hà Nội, hắn đã tìm được bà ta trong một quán cơm chay bình dân hiếm hoi đất Hà thành. Sự thật kinh khủng trong những lá đơn viết tay nghệch ngoạc khiến hắn sởn cả gai ốc. Sự thật và lòng phẫn nộ, khinh bỉ, căm ghét của nhiều Phật tử nghèo đối với một vị đại đức có chức sắc trong hội đồng trị sự GHPG tỉnh này. Một sư hổ mang, một tăng chúng vi phạm hầu hết các giới luật của người tu hành đạo Phật ở cái mức thậm tệ và trơ tráo, vượt khỏi mọi sự hình dung thông thường. Và ông ta đã dùng mọi thủ đoạn hèn hạ nhất nhằm ngăn chặn, triệt đường tất cả những vị sư nào định lên lãnh địa đó trụ trì mà không thần phục, không cung phụng ông ta. Mọi lá đơn kiện đều bị vô hiệu hoá ở một xứ sở có điều kiện hơn bất kỳ nơi nào khác cho luật rừng tác yêu tác quái... Trong đời làm báo, hắn chưa bao giờ nắm được trong tay nhiều chứng cứ chân thật và sinh động đến thế! Hắn chợt run lên, không phải vì bản năng nghề nghiệp được đánh thức, mà vì một sự kinh ngạc dần dần bị nỗi căm giận chiếm chỗ.
Hắn quyết tâm hành động, dù chưa rõ là bằng cách nào, để giúp các bà vãi nghèo nơi ấy...
Tới tỉnh, nơi đầu tiên hắn đến là nhà bạn hắn. Trần Linh phấn khởi vô cùng, bắt tay hắn thật chặt, lắc mãi, sau đó còn giang cả hai cánh tay ôm choàng lấy hắn. Ngôi nhà nhỏ đã được thiết kế lại nội thất theo mode hiện đại, cùng các tiện nghi đắt tiền kiểu mới nhất không có gì để chê. Một mảnh vườn biến mất, xuất hiện một ngôi nhà gỗ theo kiểu cổ, trang trí cầu kỳ, không cần thạo lắm cũng có thể nhận ra chúng làm toàn bằng gỗ quý: lim, nghiến, lát...Trần Linh hăng hái dắt hắn bước vào ngôi nhà gỗ với các câu đối, đại tự, các đồ thờ mới cóng, anh kính cẩn đốt hương rồi đưa cho hắn vài nén... Trong cuộc rượu linh đình chiêu đãi bạn, khi đã ngà ngà, Trần Linh hồ hởi khoe mấy đứa con mình đã trở thành viên chức Nhà nước, tự hào rằng, người ngoài thì phải tốn không biết bao nhiêu tiền của, chạy chọt đủ kiểu mà không xong, còn Trần Linh thì khác, được các vị ấy tôn trọng, thậm chí tôn thờ; Trần Linh, tai mắt của tỉnh, tiếng nói của các vị lãnh đạo tỉnh, một tiền đồn của tư tưởng chính thống, vì thế, con cái Trần Linh được coi như con cháu lãnh đạo tỉnh... Hắn ù cả tai, hoa cả mắt, chẳng phải do rượu ngâm cây thuốc phiện được Trần Linh rót liên tục cho bạn quý, tửu lượng của hắn đã được thử thách suốt thời trai trẻ ở miền núi, giờ đã ăn thua gì! Sau hơn hai năm, bạn hắn từ một anh chàng mảnh khảnh, khắc khổ với những đau đáu suy tư văn chương, triết học, thời cuộc, đã trở nên bệ vệ với vẻ niềm nở kiêm xun xoe như một ông giám đốc du lịch làm ăn thất bát giờ mới phất trở lại. Đó là lý do để hắn bắt đầu thận trọng, và không xì ngay ra mớ đơn kiện như ý định lúc đầu. Hắn dò hỏi. “Ông có quan tâm đến tình hình Phật giáo địa phương?” - “Ồ, đó là một lĩnh vực nhạy cảm” - “Ôi chao, ông đúng là giọng tuyên huấn nghề nghiệp! Mấy bà vãi nghèo đang mong có mái chùa bé con con để lạy Bụt và quên mọi thứ nhố nhăng sự đời đi, thì nhạy cảm cái cóc khô gì!” - “Ấy, ông đừng có mà nghe một chiều” - đến lượt Trần Linh cảnh giác với tôi, hạ giọng - “Tôi nói thật nhé, đừng động tới ổ kiến lửa... Ông đã nghe phong thanh gì về ông đại đức trụ trì chùa Y rồi? Tin đồn vớ vẩn đấy! Trâu buộc ghét trâu ăn, thói đời đáng sợ thật. Đừng có dại dột sờ dái ngựa... Nào, cạn, quên béng chuyện đời lẫn chuyện đạo đi! Đất này là đất dữ đấy! Ông còn nhớ cuốn tiểu thuyết Nam Mỹ ”Miền đất hung bạo” năm xưa ông mang lên cho tôi mượn chứ?”
Một kỷ niệm văn chương đã trở thành tín hiệu đe doạ, trấn áp chăng?
Đúng như hắn đã dự cảm.
Chiều tối hôm đó, lấy cớ trở lại nơi cũ hắn từng ở với bà cô hồi sơ tán, hắn rời “ổ rượu” của chàng quan chức hạng bét chuẩn bị về hưu và anh trọc phú mới nổi Trần Linh để bí mật đến với nhân chứng đầu tiên. Ông Phật tử này từng làm người gác cổng vài năm cho chùa Y, một trong những chùa lớn nhất tỉnh T, từng nhiều lần lúc nửa đêm phải mở cửa chùa cho ông sư hổ mang dẫn gái qua cổng tam quan; còn cô gái khi bị bỏ rơi thì tới trước cửa chùa chửi bới như giữa chợ... “Ô nhục quá!”- nhân chứng của hắn đau đớn thốt lên - “Nhưng chúng tôi chẳng còn tin vào ai nữa rồi! Bao đơn từ gửi lên các ban ngành của tỉnh, lão ấy tìm cách nuốt hết, và thách thức trong một trận say: ta có nhiều tiền hơn cả nước sông kia hiểu chửa, ta mua được cả hồn Ngọc hoàng thượng đế nữa là loại kiết xác như Phật tử các ông các bà, những kẻ mà tiền của công đức, cúng dường chẳng đủ cho ta tiếp khách một chầu bia suông!...” Và, ông nhân chứng đã cho hắn biết cái điều hắn chẳng muốn nghe: Bạn hắn, một nhà báo lớn của tỉnh, một nhà thơ thành danh nơi xứ Mây, cũng là kẻ đã nhiều lần ngồi chè chén say sưa, tâm đầu ý hợp với lão sư hổ mang ngay trong địa phận chùa, đã tỉ tê thế nào đó khiến cho kẻ tu hành giả mạo kia phải tài trợ mấy cuộc hội thảo văn học nghệ thuật, mấy cuộc thi sáng tác thơ, văn, nhiếp ảnh, rồi kinh phí để in hàng đống sách thơ cho mình và hội viên; những việc đó được Uỷ ban tỉnh tuyên dương, tặng một lô bằng khen theo đề nghị của bạn hắn, và lão sư lấy chúng làm dày thêm lá chắn cho mình mỗi khi làm điều thất đức, không từ cả việc thuê bọn đầu gấu doạ nạt, trấn áp bất cứ người lương thiện nào dám tố cáo, hay chỉ dám ho he thắc mắc về vị trí, lợi quyền của y với tư cách một lãnh chúa gian tham có thờ Phật và mặc áo tu hành!
Sáng hôm sau, rời nhà trọ, hắn tìm tới nhà bà vãi B - người mới gặp ở Hà Nội tuần trước. Đứa cháu cho biết bà B đang ở nơi các bà vãi thường tụ họp. Hắn lại mò đến đó. Một ngôi nhà tạm độ ba chục mét vuông được dựng lên bên sườn đồi lúp xúp cây cỏ hoang dại, bên trong đặt ban thờ Phật đơn sơ mà ấm cúng. Mấy chục bà vãi đang chăm sóc các luống hoa quanh nhà và trang hoàng “ngôi bảo điện” bằng hoa, quả. Thấy hắn, các bà vãi bộc lộ nỗi vui mừng kín đáo, như là sự việc đương nhiên phải thế. Các bà thay phiên nhau, chậm rãi kể lại khúc nhôi sự tình... Một vị đại đức trẻ đang tu tập ở xứ Đông, nhân một lần theo tăng bạn lên chơi, yêu mến cảnh và người nơi đây, thấy chưa có chùa nên ngỏ ý muốn góp công của xây một ngôi chùa nhỏ, và sẽ xin làm trụ trì chùa. Như gặp nắng hạn mong mưa rào, các Phật tử vùng này phấn khởi, lo xin đất, cùng vị đại đức nọ chạy mọi thủ tục xong xuôi. Nhưng, suốt gần 10 năm trời, ngôi chùa vẫn chỉ nằm trên bản vẽ thiết kế ban đầu do một kiến trúc sư Phật tử cung tiến và các giấy tờ liên quan. Đây là đơn kiến nghị mới nhất, sau hàng mớ đơn từ, sau nhiều năm chờ đợi và chạy chọt đủ kiểu, với lời lẽ nhẫn nhịn, chịu đựng, song không giấu nổi sự bất bình, bực dọc, và chắc là phải nhờ vả người nào đó viết hộ cho đúng quy cách lẫn chính tả :
“...Ngày 1/1/2008 toàn thể nhân dân và 100 phật tử có hộ khẩu tại 7 thôn xã Thanh Minh đã có đơn gửi UBND tỉnh T và Ban trị sự GHPGVN tỉnh T với nội dung: Đề nghị giúp đỡ xây dựng chùa Thanh Minh và thỉnh mời Đại Đức Thích Thanh Quý về trụ trì, xây dựng chùa Thanh Minh, thành phố T...
Ngày 25/1/2008 VP UBND tỉnh T đã có Công văn 727/CV/UBND gửi Sở Nội vụ tỉnh T giải quyết nội dung theo nguyện vọng của nhân dân và bà con Phật tử xã Thanh Minh.
Tuy nhiên cho tới giờ, sau 09 năm, với năm lần đơn gửi tiếp theo, vẫn chưa hề có văn bản nào trả lời.
Chúng tôi thiết nghĩ, Đạo Phật là từ bi và GHPG tỉnh T có những quy định theo tính chất địa phương, đúng sai chúng tôi không bàn cãi, nhưng đề nghị của Đại Đức Thích Thanh Quý là hợp lý, và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân cùng tín đồ phật tử xã Thanh Minh...”
Đọc lá đơn, đầu hắn ong lên bởi loảng xoảng các từ ngữ hành chính: công văn, kiến nghị, đề nghị, văn bản...Tuy nhiên, kết hợp với những tin tức đã thu thập được, hắn cũng hiểu ra điều chủ yếu: việc chậm trễ này chỉ có một nguyên nhân chính, đó là sự cố tình cản trở của lão sư trụ trì chùa Y và đang là phó Ban TSGHPG tỉnh T, được sự tiếp tay đắc lực của những người có quyền hạn tỉnh này!
Trong bữa cơm chay giản dị chiêu đãi nhà báo của các vãi nghèo, giữa khi căng thẳng tìm cách giúp họ sao cho phải lẽ và có kết quả, hắn nghe được loáng thoáng lời các bà: “Rau sạch đấy, cậu đừng lo...”- “Cái lão sư ấy à... Đồ rắn độc... Nhiều thủ đoạn lắm... Cậu cần giữ mình đấy...”- “Tội cho thầy Thanh Quý quá... Bơ vơ bao năm nay...”- “Thế mà vẫn nhẫn nhịn, vẫn cầu mong cho cái lão sư rởm hồi tâm và tử tế với đồng đạo...”- “Dạo tiếp quản chùa Y, lão cho đập bỏ hết những tượng Phật, đồ thờ cúng dường thuộc sư trụ trì trước, cho làm lại sạch...”- “Giá như lão đem thí cho các chùa nghèo như ta thì đỡ quá, các bà nhỉ...”
Trở về Hà Nội, đang loay hoay với đống tư liệu và đơn từ đủ loại kia, hắn được biết thông tin nóng nhất: một phóng viên trẻ của báo X vừa bị bắt tại thành phố T trong khi làm loạt phóng sự bài và ảnh về những biệt phủ của hàng loạt yếu nhân tỉnh T đương làm nổi sóng dư luận. Đọc qua mấy bài báo về vụ bắt bớ, và bằng trực giác, hắn lờ mờ phỏng đoán: cậu phóng viên mà hắn vẫn khâm phục sự dũng cảm nhưng chưa hề quen biết này chắc đã bị gài bẫy... Hắn sực nhớ đến người bạn đang làm quan chức báo chí - văn nghệ tỉnh T, hắn sẽ nhờ anh ta hỏi cho ra nhẽ. Và nếu quả là chuyện gài bẫy thực, may ra, tiếng nói của anh ta sẽ giúp được chút gì chăng cho cậu phóng viên đương gặp nạn? Hắn giở di động ra gọi. Không nghe máy. Hay là Trần Linh đã nhạy cảm được điều gì? Mà một việc khá hệ trọng thế này, gọi điện thoại có nên không? Biết đâu, một kẻ hay lo chuyện trời ơi đất hỡi như hắn cũng đã bị nghe trộm? Thế là hắn lại tất tả nhảy xe đò lên tỉnh T.
Tới trước cổng tiểu biệt thự của Trần Linh, hắn bỗng đứng sững lại. Lần đầu tiên hắn cảm thấy ngại ngùng, thậm chí e sợ khi đến nhà người bạn thân thiết này. Hắn e sợ, bởi chút hy vọng của hắn không khéo biến thành bong bóng xà phòng. Và hắn sợ trước quá khứ đẹp của tình bạn đang bủa vây hắn, hoành hành cái tâm tư đa cảm của hắn... Nhưng rồi, hắn cũng quyết định bấm chuông. Một con chó nòi săn lao vụt tới sủa vang nhằm khẳng định thêm cho vị thế của chủ. Vợ Trần Linh te tái chạy ra, khắp người lấp loá nhẫn vàng, vòng vàng trong nắng trưa. “Nhà em đang đi ăn tiệc với các anh trên tỉnh, anh cứ vào tự nhiên, người nhà cả mà!” Suýt nữa thì hắn lầm lẫn chữ “người nhà” dành riêng cho hắn với “các anh trên tỉnh”! Vợ Trần Linh sau khi đã hỏi han đến xóc óc và biết rõ hắn đã ăn uống no say rồi, gọi cậu con trai đầu ra tiếp hắn. “Chú lên một mình à? Công việc hay chuyện riêng, hả chú?” Hắn vội xoá ngay đi cái ấn tượng về cái lối như tra hỏi của cậu trai. “Chú lên chơi thôi. Nghe nói, bố cháu vừa in tập thơ, tuần trước chú lên chưa được tặng...”- “Ồ, tưởng gì, bố cháu ký tên đóng dấu sẵn đây này, nhờ cháu phân phát cho mọi người khi bố cháu không có nhà...”
Thì ra, đây chính là tập thơ được in bằng mồ hôi nước mắt của những Phật tử nghèo mà lão sư hổ mang đã trấn lột! Hắn chua chát thầm nghĩ, tập sách trên tay chợt nặng như cục đá. Cậu con trai pha nước chè: “Đây là chè Shan tuyết sạch trăm phầm trăm, một tôm một lá, sao bằng tay chú ạ, nhà cháu chỉ mời người quen thân thôi...” Rồi cậu ta xăng xái bật đầu đĩa DVD lên. “Bố cháu vừa mang về, bảo là có hầu hết những nhân vật quan trọng của tỉnh. Cháu cũng chưa kịp xem.” Màn hình xuất hiện những gương mặt ở lễ động thổ xây dựng công trình du lịch sinh thái, sân sau của một “phụ mẫu chi dân” cỡ bự tỉnh mà có lần Trần Linh đã kể cho hắn với thái độ khinh miệt. Những gương mặt béo tốt, bóng nhẫy, tự mãn, và khi tươi cười trong men rượu bia lại vô tình lộ ra vẻ lỳ lợm nham hiểm... “Đây là... Đây là... À, bà này tên là Nga vừa mới lên chót vót, ông này tên là Hân vừa chiếm chỗ của ông Đán”. Hắn chợt nhận ra bạn hắn, nhà báo nhà thơ quan chức tép riu đang xăng xái hân hoan vác cốc bia lửng đi tới các bàn quan chức lớn để chúc tụng, vẻ mặt bợ đỡ trong ma men càng nổi lên phừng phừng như tô điểm thêm sự tinh xảo cho một vũ hội của ma quỷ... Hắn bất giác nhắm tịt mắt lại trong một nỗi kinh hoàng chưa từng thấy. Đó là chân dung thật nhất của bạn hắn vào lúc đó. Hắn vô thức đứng dậy, vác túi lầm lũi đi ra khỏi căn nhà, giữa lúc cậu trai đang nhăn nhở hoan hỉ với những cảnh hội chợ ăn chơi phè phỡn hứa hẹn nay mai cậu sẽ dự phần...
Bên dòng sông chói chang cuồn cuộn chảy về xuôi, hắn nhìn thấy bao ký ức đẹp đẽ của hắn đang bị kéo trôi tuột đi cùng những sự thô bỉ, trâng tráo, hể hả đến buồn nôn mà hắn vừa được chứng kiến. Và hắn cũng được chứng kiến sự sụp đổ của những niềm tin ngây thơ còn sót lại trong hắn, cùng sự phá sản đến thảm hại của một tình bạn trải suốt bốn chục năm trời khốn khó lận đận, ngay giữa tâm hồn hắn. Một cái hố trống rỗng khủng khiếp hiện ra trước hắn, vây quanh là những biệt phủ đang vùn vụt vươn lên tựa những cây nấm độc khổng lồ đè bẹp dí một ngôi chùa bé nhỏ... Hắn bỗng sực nhớ mục đích chuyến đi lần này... Cậu phóng viên báo X nọ, nếu không bị gài bẫy, thì biết đâu cũng đã tự rơi vào cái bẫy của sự phù hoa mà phần đông lũ quan chức hư hỏng đang bầy đặt ra - theo đúng như “quy trình” mà bạn hắn đang lao đầu vào? Hắn không hiểu nổi mình là ai, mình sống để làm gì nữa. Mọi sự đều trở nên khó hiểu quá chừng! Lúc này, chỉ có một điều an ủi nhỏ bé duy nhất giúp hắn tỉnh táo, là bạn hắn chắc sẽ không đến nỗi trở thành kẻ phản trắc, kẻ sẵn sàng bán đứng bạn vì quyền lợi riêng!... Rồi sau đó, một ý nghĩ chợt đến và miên man theo dòng lũ: Một xứ sở mà có những quan lại như thế, hắn bị đánh cắp tình bạn, cùng sự xuất hiện những ngạ quỷ khoác áo cà sa, là điều không khó hiểu... Một xứ sở có những lâu đài biệt phủ lộng lẫy đồng thời là những cái bẫy đểu cáng nhằm tha hoá con người và thủ tiêu công lý, là điều không khó hiểu...
1. Tên một tác phẩm nổi tiếng của văn hào Anh S. Dickens.
Mai An NAT
Hà Nội, đầu tháng 7-2017