Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

«Без меня» của Raimonds Pauls

   Raimonds Pauls (tên đầy đủ là Ojar Raimonds Pauls -1936)- là nhà soạn nhạc Liên Xô và Latvia, đạo diễn, nghệ sĩ dương cầm và chính trị gia, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô (1985), Tiến sĩ danh dự của Học viện khoa học Latvia. Khán giả Việt nam hầu như ai cũng biết giai điệu bài hát “Triệu bông hồng đỏ thắm” (Миллион алых роз), “Đồng hồ cổ” (Старинные часы) của ông...
    Bài hát «Без меня» (Không có em) phần nhạc của Raimonds Pauls, lời thơ của Ilia Reznick cũng là bài hát rất quen thuộc và yêu thích của khán giả Việt nam...
   Bài hát do nữ ca sĩ nổi tiếng, "người đàn bà hát" lừng danh  Alla Pugachova thể hiện


«Без меня»
Знаю, милый, знаю, что с тобой -

Потерял себя ты, потерял.
Ты покинул берег свой родной,
А к другому так и не пристал.

Без меня тебе, любимый мой,
Земля мала, как остров!
Без меня тебе, любимый мой,
Лететь с одним крылом!
Ты ищи себя, любимый мой,
Хоть это так непросто!
Ты найдёшь себя, любимый мой.
И мы ещё споём!

Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла

Сколько раз спасала я тебя.
Не могу я больше, не могу!
Но с надеждой, может быть и зря,
Буду ждать на этом берегу.

Без меня тебе, любимый мой,
Земля мала, как остров!
Без меня тебе, любимый мой,
Лететь с одним крылом!
Ты ищи себя, любимый мой,
Хоть это так непросто!
Ты найдёшь себя, любимый мой.
И мы ещё споём!

Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла

Без меня тебе, любимый мой,
Земля мала, как остров!
Без меня тебе, любимый мой,
Лететь с одним крылом!
Ты ищи себя, любимый мой,
Хоть это так непросто!
Ты найдёшь себя, любимый мой.
И мы ещё споём!

Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла
Ла-ла ла-ла

Không có em
(Diêu  Trinh chuyển ngữ)
Em biết điều gì sẽ đến với anh, anh yêu
Anh đã đánh mất chính anh rồi,
Anh đã từ bỏ bến đợi thân yêu của mình
Mà vẫn chưa neo đậu bến bờ khác.

Anh yêu của em, khi không có em
Trái đất nhỏ bé như hòn đảo
Anh yêu của em, khi không có em
Anh chỉ còn bay bằng một cánh
Hãy tìm lại chính mình nhé anh, anh yêu
Dẫu rằng điều này không đơn giản.
Khi anh tìm lại chính mình, anh yêu của em
Chúng mình lại cùng nhau ca hát…

La la la la
La la la la
La la la la
La la la la

Em đã tha thứ cho anh biết bao lần
Em sẽ không làm vậy thêm nữa.
Nhưng em vẫn chờ anh ở bến bờ này
Cho dù sự chờ đợi của em vô vọng

Anh yêu của em, khi không có em
Trái đất nhỏ bé như hòn đảo
Anh yêu của em, khi không có em
Anh chỉ còn bay bằng một cánh
Hãy tìm lại chính mình nhé anh, anh yêu
Dẫu rằng điều này không đơn giản.
Khi anh tìm lại chính mình, anh yêu của em
Chúng mình lại cùng nhau ca hát…

La la la la
La la la la
La la la la
La la la la

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Sương




Sương
Lặng lẽ ru mình
trong đêm dài nhung nhớ
Gửi vào gió đông
Một chút hương men
Gửi vào hoa
Những giọt nhớ long lanh
Say
Trong hơi thở Mùa đông
Dường như...
Bất tận.






Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Có một lần....


Có một lần
Em thả những vần thơ
Bay theo gió
Trong nỗi buồn se lạnh
Dòng thơ bay bay
Áng mây vàng lấp lánh
Cơn gió chiều thoáng qua
Văng vẳng khúc nhạc xanh



Có những ngày
đẹp huy hoàng, như tranh
Hoa tím ngát cả một trời thương nhớ
Mình lang thang bên nhau 
Trong một chiều phố cổ
Cùng lặng lẽ ngắm mây trôi,
cùng nhau dạo phố
Cùng thưởng thức hương vị cà phê 
trong quán nhỏ
Ôi tuyệt làm sao
Những kỷ niệm xa xưa...

Đã qua rồi 
ức đẹp như mơ
Em lặng lẽ vui đùa với phím đàn đen trắng
Khúc nhạc buồn vang lên “Có một ngày” xa vắng
Nắng ngập tràn
Nhưng giá lạnh tựa đông sang!



Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Etude in C minor Op. 25 No. 12 - Chopin

Étude Op. 25, No. 12 in C minor (Etude ấn phẩm 25, số 12 cung Đô thứ) là bản thứ 12 trong 12 Etude Frédéric Chopin viết cho piano , được xuất bản lần thứ nhất vào năm 1837 .
Étude là bản nhạc chủ yếu dùng để luyện tập, nó đòi hỏi kỹ năng và trình độ cao, cách xử  lý kỹ thuật ngón, khả năng chạy ngón dài, và liên tục trên các quãng dài...Chopin viết tất cả 27 Etudes ...
Trở lại phần thi piano quốc tế lần thứ 17 tháng 10/2015 vừa qua tại Ba lan, mình lại nhớ đến Aljoša Jurinić sinh năm 1989 người Croatia với những bản Etudes...mình rất thích cậu chơi bản Étude Op. 25, No. 12 cung Đô thứ này.
Và , cũng giống Szymon Nehring, cậu cũng chỉ vào vòng chung kết...Tuy nhiên, mình thích nghe cậu chơi bản này hơn tất cả...có thể mình đã cảm nhận cậu đã chơi hết mình, hình như cậu đã hòa vào bản nhạc đó, không cần biết đến xung quanh, chỉ có cậu và Chopin, là những âm thanh , những ngón đàn cậu phải xử lý thế nào cho điêu luyện ...cậu đã thể hiện rõ cá tính của mình trên cây đàn, phải, cậu chơi Chopin, nhưng cậu vẫn là cậu - say sưa, tâm hồn như hòa cuộn vào bản nhạc đó....

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Mazurka in B minor, Op. 33, No. 4- F. Chopin

Mazurka in B minor, Op. 33, No. 4 (Mazurka cung Si thứ, ấn phẩm số 33, số 4 của F. Chopin là bản Marzurka thứ 4 trong bộ 4 Marzurka của Chopin, được sáng tác và xuất bản năm 1838, có thời gian khoảng 5 phút ....
Trong kỳ thi Piano quốc tế mang tên Chopin lần thứ 17 vừa diễn ra tháng 10/2015 tại Ba lan- quê hương nhạc sĩ thiên tài Chopin, mình đã mê tiếng đàn của chàng trai trẻ cùng quê hương với ông: Szymon Nehring, cậu sinh năm 1995, học piano từ khi lên 5 tuổi. Thật sự mình đã thất vọng và tiếc nuối cho Szymon đã không đoạt giải trong cuộc thi này, trong khi cậu chơi tuyệt làm sao...mình như bị mê hoặc bởi điệu Marzurka cung Si thứ, ấn phẩm 33. Phải, cậu đã đem linh hồn Chopin vào trong bản nhạc, có cái gì đó vừa phảng phất chất dân dã, nhưng vô cùng quí phái, lãng mạn mà mạnh mẽ...phong cách biểu diễn cũng tuyệt vời, mình nghĩ cậu là niềm tự hào của đất nước Ba lan...Cho dù không đoạt giải, nhưng với mình, cậu vẫn xứng đáng được ca ngợi như một người chiến thắng. Phải, nếu công bằng so sánh, thì sẽ như vậy...
Nhưng thôi, mình chỉ là một người nghe, yêu thích âm nhạc, mình chỉ có thể viết cảm nhận của mình mà thôi...Hãy cùng nghe Szymon Nehring chơi bản này trong vòng 3 cuộc thi này nhé, và hãy phiêu với cậu, với niềm đam mê thật sự của những ai yêu thích Chopin....


Và cùng nghe Szymon Nehring biểu diễn phần thi piano của mình trong phần thi chung kết ngày 18/10 vừa qua với Concerto piano No.1 cung Mi thứ (Em)

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Adagio in G minor với tác giả là ai?

Tomaso Giovanni Albinoni (1671 - 1751) là một nhà soạn nhạc Baroque (tiền cổ điển) người Ý. Nói đến Âm nhạc thời kỳ Baroque (1600-1750) là người ta luôn liên tưởng đến nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Johan Sebastian Bach (1685 -1750), Vivaldi, ...đấy là đối với giới yêu thích âm nhạc không chuyên như mình . Tomaso Giovanni Albinoni sinh ra ở Vienice, con nhà khá giả, được học đàn violon và hát từ nhỏ. Ông sáng tác khoảng 50 tác phẩm Opera, và hồi đó ông là người đầu tiên sử dụng nhạc cụ Oboe để biểu diễn độc tấu (Oboe là một loại kèn hình ống, có âm thanh du dương, rất được ưa chuộng thời kỳ Baroque...nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thời đó cũng soạn nhạc cho loại kèn Oboe này như J.S.Bach, Vivaldi....)
Thật ra, tác giả của bản nhạc Adagio in G minor đến bây giờ vẫn còn là ẩn số. Theo nhà phê bình âm nhạc người Ý Remo Giazotto (1910-1998), thì ông tìm thấy bản thảo cũ dang dở của Albinoni trong một thư viện Saxon State vào năm 1945 ở Dresden, Đức trong lúc tìm kiếm tư liệu viết tiểu sử nhà soạn nhạc Tomaso Giovanni Albinoni. Giazotto kể rằng ông đã tìm thấy một bản thảo cũ rách, hình như đó là một chương dang dở trong bản Sonata nhà thờ cung Sol thứ được Albinoni viết trong khoảng năm 1708.... Và đến năm 1958, Giazotto đăng kí bản quyền xuất bản khúc Adagio giọng Sol thứ viết cho dàn dây và Organ do ông chuyển soạn dựa trên bản thảo của Albinoni. ..Bản nhạc này lập tức nổi tiếng trên toàn thế giới, và được xem như là một tác phẩm tuyệt vời nhất thời kì Baroque. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ người ta vẫn không tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ Albinoni viết bản nhạc này.
Nhưng, điều mình chỉ muốn nói ở đây là cho dù ai là tác giả thì hãy cứ thưởng thức dòng âm thanh tuyệt vời , tinh khiết và trong vắt như pha lê này... mình đã thật sự bị cuốn hút...một cảm giác yên bình, như muốn tách mình ra khỏi cuộc sống bề bộn hiện tại để vào một thế giới huyền ảo, mênh mông, vô tận. Ở đó chẳng có thù hận, tranh giành, chém giết....chỉ có niềm tin yêu , sự thánh thiện và bao dung, với một tình yêu bất diệt.... và, mình cứ cố nghe mãi tiếng Organ rền rền tan chảy trong dòng âm thanh huyền bí...nhưng mình  thấy tiếng Violin và dàn dây chủ đạo...mình như hòa vào dòng nhạc đó, và quên đi tất cả những trăn trở, buồn bã, thất vọng....Niềm vui thật sự đã trở lại với mình. Phải, âm nhạc vốn là vậy....



Nghe The Canadian Tenors trình bày bản nhạc đã được chuyển soạn cho opera

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Bừng tỉnh


Chẳng còn gì nữa một tình yêu
Bạc màu theo thác sống phiêu diêu
Tình yêu ? ảo tưởng hay hiện hữu
Đổi thay chóng mặt chốn cô liêu...

Thôi thì giữ lại một chút thơ
Thả mình trong gió với cơn mơ
Gía như ngày ấy đừng lạc bước
Khờ dại tin vào những bâng quơ

Bừng tỉnh
sau một giấc ngu mơ.
(PS: Cám cảnh chuyện đời, chuyện bạn bè nên mình viết bài này)





Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Chốn cũ....




Chốn cũ nơi về đã khác xưa
Cỏ dại vương lối bỗng ngẩn ngơ
Một thời một khúc tri âm nhớ
Một thời thêu dệt những giấc mơ...

Lối cũ còn đây ngập cỏ hoa
Vẫn còn in đậm dấu chân qua
Du dương trầm bổng câu quan họ
"Liền anh" "liền chị"  cất tiếng ca...

Lối cũ , đường đi cứ miên man
Người về bao kỷ niệm chứa chan
À ơi thổn thức vần thơ mỏng
Ngổn ngang, sâu lắng một tiếng đàn...







Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Lại nói về bản Nocturne số 20 cung Đô thăng thứ của F. Chopin


Mình vốn rất yêu thích Nocturnes (dạ khúc) của Chopin. Tháng 9/2013 mình đã tải vào blog về bản Dạ khúc số 20 cung C#m mình yêu thích này.  
Và, mình quyết tâm tập bản nhạc ấy, cho dù mình không được học chuyên về piano... một môn học mình chỉ dám mơ ước từ nhỏ... Lúc đầu mình rất mặc cảm, không dám tập Chopin,  vì đây là tác phẩm  dành cho người học piano chuyên nghiệp,   rất nhiều pianist đã chơi bản nhạc này....liệu mình tập có đáng buồn cười không nhỉ...

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Последная встреча (Lần gặp cuối cùng)


Мари́на Ива́новна Цвета́ева (Marina Ivanovna Tsvetaeva 26/9/1892-31/8/1941) – là nữ nhà thơ , nhà văn Nga, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của Nga thế kỉ XX. 
Marina Tsvetaeva sinh ở Moskva. Biết làm thơ bằng tiếng Nga khi mới lên 6 tuổi. Bà lập gia đình năm 1912 với một sĩ quan Bạch vệ, nên cuộc đời bà cũng gặp phải nhiều thăng trầm...
Bà sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1939 trở về Liên xô, chồng bà bị xử bắn. Năm 1941 bà tự tử...để lại một tài sản văn thơ giá trị , được dich ra nhiều thứ tiếng , được nhiều người yêu thích...Điều đáng nói là thơ của bà bị cấm một thời gian dài ở Liên xô...

Mình đã dịch và tải bài thơ  "Мне нравится, что Вы больны не мной" (Em muốn anh đừng đau đớn vì em) trong blog này tháng 9 vừa qua. 
Bài thơ Последная встреча  (Lần gặp cuối cùng) mình thấy rất xúc động và lại thử dịch ra để cảm nhận thơ của nữ thi sĩ  bằng  cả tiếng Nga và tiếng mẹ đẻ...
О, я помню прощальные речи,
Их шептавшие помню уста.
"Только чистым даруются встречи.
Мы увидимся, будь же чиста".

Я учителю молча внимала.
Был он нежность и ласковость весь.
Он о "там" говорил, но как мало
Это "там" заменяло мне "здесь"!

Тишина посылается роком, --
Тем и вечны слова, что тихи.
Говорил он о самом глубоком,
Баратынского вспомнил стихи;

Говорил о игре отражений,
О лучах закатившихся звезд...
Я не помню его выражений,
Но улыбку я помню и жест.

Ни следа от былого недуга,
Не мучительно бремя креста.
Только чистые узрят друг друга, --
Мой любимый, я буду чиста!


Tôi còn nhớ  lời chia ly năm ấy
Đôi môi anh khe khẽ thầm thì
"Mình sẽ gặp lại nhau em nhé
Bởi chúng mình là những người  
sạch trong 
Tôi chăm chú lặng yên nghe anh nói
Anh dịu hiền , thân thương biết mấy
Anh nói về " chốn kia" quá ít ỏi
Đối với tôi “chốn kia”  chính "nơi đây"!

Rồi tất cả chìm sâu vào im lặng  
Lời anh nói trở thành 
lời thơ vĩnh cửu, 
Anh đã nói về những điều sâu kín nhất
Những vần thơ của thế hệ xa xưa

Anh nói về trò chơi phản chiếu
Về những tia sáng lung linh của những vì sao ...
Tôi không còn nhớ gương mặt anh khi đó,
Nhưng nụ cười và phong cách của anh
tôi chẳng thể nào quên

Dấu vết căn bệnh cũ chẳng còn nữa,
Gánh nặng cây Thánh giá cũng qua đi.
Chỉ  những ai trong sạch chờ mong ngày gặp mặt, 
Người yêu ơi, em sẽ vẫn trắng trong!

(Diệu Trinh dịch)

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Калинка

   Bài hát “Калинка” là bài dân ca Nga do Ivan Petrovich Larionov (Иван Петрович Ларионов -1830-1889) nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học dân gian Nga sáng tác năm 1860, trình diễn lần đầu tiên tại Saratov (Саратов) trong một vở kịch mà chính ông là người viết phần nhạc. Bài hát này được cả thế giới biết đến, rất vui nhộn khi nghe hát, nhạc hoà tấu và đặc biệt quyến rũ với những điệu nhảy dân gian Nga. Ý nghĩa của Калинка là hoa Kim ngân, nhưng mình vẫn thich gọi nó là Kalinka vì đã quá thân thuộc rồi, không thể dịch ra tiếng Việt nữa...

Калинка, калинка, калинка моя!
В саду ягода малинка, малинка моя!
Ах! Под сосною под зеленою
Спать положите вы меня;
Ай, люли, люли, ай, люли, люли,
Спать положите вы меня.

Калинка, калинка, калинка моя!
В саду ягода малинка, малинка моя!
Ах! Сосенушка ты зеленая,
Не шуми же надо мной!
Ай, люли, люли, ай, люли, люли,
Не шуми же надо мной!
Калинка, калинка, калинка моя!
В саду ягода малинка, малинка моя!
Ах! Красавица, душа-девица,
Полюби же ты меня!

Калинка, калинка, калинка моя!
В саду ягода малинка, малинка моя!
Ах! Красавица, душа-девица,
Полюби же ты меня!
Ай, люли, люли, ай, люли, люли,
Полюби же ты меня!

Калинка, калинка, калинка моя!
В саду ягода малинка, малинка моя!


Ơi Kalinka, Kalinka, Kalinka của anh!
Trái mâm xôi đỏ thắm trong vườn của anh!
Oh! Dưới bóng cây thông xanh rì, mát rượi
Hãy ru anh ngủ nhé em.
Oh, LuliLuli, Oh, LuliLuli,
Hãy ru anh ngủ nhé em;

Oh Kalinka, Kalinka, Kalinka của anh!
Trái mâm xôi đỏ thắm trong vườn của anh!
Oh! Cây thông non xanh tươi của anh,
Đừng gây ồn ào cho anh em nhé!
Oh, Luli-Luli, Oh, Luli-Luli,
Đừng gây ồn ào cho anh em nhé!

Ơi Kalinka, Kalinka, Kalinka của anh!
Trái mâm xôi đỏ thắm trong vườn của anh!
Ơi cô gái xinh đẹp, tâm hồn thiếu nữ,
Hãy yêu anh nhé em ơi!
Oh, LuliLuli, Oh, LuliLuli
Hãy yêu anh nhé em ơi!

Ơi Kalinka, Kalinka, Kalinka của anh!

Trái mâm xôi đỏ thắm trong vườn của anh!

Diệu Trinh dịch


Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

"Мне нравится, что Вы больны не мной" (Em muốn anh đừng đau đớn vì em)

  Мари́на Ива́новна Цвета́ева (Marina Ivanovna Tsvetaeva 26/9/1892 - 31/8/1941) – là nữ nhà thơ , nhà văn Nga, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của Nga thế kỉ XX.
Marina Tsvetaeva sinh ở Moskva. Bà biết làm thơ bằng 3 thứ tiếng Nga, Pháp và đức khi mới lên 6 tuổi. Bà lập gia đình năm 1912 với một sĩ quan Bạch vệ, do đó cuộc đời bà cũng gặp phải nhiều bất hạnh...
Bà sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 1922 đến năm 1939 trở về Liên xô, chồng bà bị xử bắn. Năm 1941 bà tự tử...để lại một tài sản văn thơ giá trị , được dịch ra nhiều thứ tiếng , được nhiều người yêu thích...Điều đáng nói là thơ của bà bị cấm một thời gian dài ở Liên xô...
Mình mới làm quen với thơ của M. Tsvetaeva gần đây thôi. Thơ của bà có cái gì chua xót, đắng cay...Bài thơ "Мне нравится, что Вы больны не мной" (Em muốn anh đừng đau đớn vì em) bà viết vào năm 1913 trước Cách mạng tháng Mười, sau khi bà lấy chồng 1 năm...Mình đọc và thử dịch ra để cảm nhận và tỏ lòng ngưỡng một nữ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh

"Мне нравится, что Вы больны не мной"

Мне нравится, что Вы больны не мной,
Мне нравится, что я больна не Вами,
Что никогда тяжелый шар земной
Не уплывет под нашими ногами.
Мне нравится, что можно быть смешной
Распущенной-и не играть словами,
И не краснеть удушливой волной,
Слегка соприкоснувшись рукавами.

Мне нравится еще, что Вы при мне
Спокойно обнимаете другую,
Не прочите мне в адовом огне
Гореть за то, что я не Вас целую.
Что имя нежное мое, мой нежный, не
Упоминаете ни днем ни ночью -- всуе...
Что никогда в церковной тишине
Не пропоют над нами: аллилуйя!

Спасибо Вам и сердцем и рукой
За то, что Вы меня -- не зная сами! --
Так любите: за мой ночной покой,
За редкость встреч закатными часами,
За наши не-гулянья под луной,
За солнце не у нас над головами,
За то, что Вы больны - увы! - не мной,
За то, что я больна - увы! - не Вами.
3-5-1913

Em muốn anh đừng đau đớn vì em
Em cũng chẳng đau đớn vì anh, em muốn vậy!
Và những dấu ấn bước chân của anh và em
Sẽ in sâu mãi mãi trong trái đất này
Em thích được thoải mái vui cười
Và thả lòng, không đắn đo khi nói
Không đỏ bừng mặt khi trong lòng sóng dậy
Lúc vô tình đôi tay áo chạm nhau

Em còn thích cả khi ở bên nhau
Anh bình thản ôm người con gái khác
Anh sẽ không rủa em bị thiêu trong lửa cháy
Vì em hôn người khác mà không phải hôn anh
Suốt đêm ngày không âu yếm gọi tên em
Một cái tên êm đềm , dịu ngọt
Trong giây phút lặng im giữa thánh đường của Chúa
Chẳng bao giờ chúng mình được chúc phúc “bản thánh ca”!

Cảm ơn anh bằng cả trái tim em
Anh đã yêu em quá nhiều mà anh chẳng hề hay biết
Cảm ơn anh vì sự bình yên của em trong đêm
Vì hiếm khi em được gặp anh khi hoàng hôn buông xuống
Vì chúng mình không cùng đi dạo dưới ánh trăng
Vì mặt trời không sưởi ấm cho chúng ta
Vì anh đau đớn ! mà chẳng phải vì em
Vì em đau đớn! mà chẳng phải vì anh.

(Diệu Trinh dịch)







Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

ВЕЧЕР НА РЕЙДЕ (Chiều hải cảng)

ВЕЧЕР НА РЕЙДЕ ( Chiều hải cảng) được sáng tác trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại ở thành phố Leningrad ( Saint Petersburg) vào khoảng gần cuối năm 1941, phần nhạc do nhạc sĩ Vasily Solovyov-Sedoi (1907-1979) sáng tác , lời thơ của nhà thơ Alexander Churkin Dmitrievich (1903-1971). Cả hai người lúc đó cùng tham gia phục vụ chiến dịch phòng thủ thành phố...
Nội dung bài hát nói về tình cảm sâu đậm của người thủy thủ với thành phố cảng thân yêu...thật êm đềm, nhưng cũng sôi động, và tràn đầy nhiệt huyết, một lời chia tay của người lính biển với thành phố, dường như không hề có hình ảnh đáng sợ, kinh hoàng của cuộc chiến tranh ác liệt đang từng giây, từng phút đe dọa mạng sống của những người dân xô viết...Thay vào đó, là màu xanh của biển, là sóng vỗ, là giai điệu du dương của bản tình ca kỳ diệu...
Bài hát này cũng gắn liền với một kỷ niệm sâu sắc của mình, có lẽ không bao giờ mình có thể quên được...
Mỗi lần nghe và hát bài hát này, mình lại ứa nước mắt ...Ôi, những ký ức nhiều khi muốn quên đi nhưng nó lại trở nên sâu lắng hơn, buồn hơn, lặng lẽ hơn...Tuy nhiên sau đó mình lại thấy lòng thanh thản, thư thái, cũng như mặt biển xanh thẳm kia, mãi mãi vẫn vậy....


Споёмте, друзья, ведь завтра в поход
Уйдём в предрассветный туман
Споём веселей пусть нам подпоёт
Седой боевой капитан.

Прощай любимый город!
Уходим завтра в море,
И ранней порой
Мелькнёт за кормой
Знакомый платок голубой.

А вечер опять хороший такой,
Что песен не петь нам нельзя.
О дружбе большой, о службе морской
Подтянем дружнее друзья.

Прощай любимый город!
Уходим завтра в море,
И ранней порой
Мелькнёт за кормой
Знакомый платок голубой.

На рейде большом легла тишина,
А море окутал туман
И берег родной целует волна
И тихо доносит бaян.

Прощай любимый город!
Уходим завтра в море,
И ранней порой
Мелькнёт за кормой
Знакомый платок голубой.



CHIỀU HẢI CẢNG
Chiều xuống chiều dần buông
Đàn lắng lời đầy vơi
Gió lên sóng lăn tăm êm đềm vỗ bờ
Đồng chí quý mến ơi
Cùng đến với chúng tôi
Hát lên bài ca say đắm khi chiều rơi.
Thành phố xinh xắn mến yêu ơi
Ngày mai tôi sẽ vắng xa rồi.
Trời nắng mới sắp lên
Biển khơi đón chúng ta
Trên bờ bao khăn thắm vẫy chào ta.
Tiền tuyến chờ đợi ta
Cùng hát mừng đồng chí
Chúng ta sẽ nhổ neo lên đường mai này.
Đồng chí quý mến ơi
Cùng ta hãy hát ca
Hát lên bài ca chiến thắng để biệt li.
(net)


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

"La cumparsita" - bản Tango bất hủ

"La cumparsita" (Cuộc diễu hành nhỏ) là một bản nhạc Tango mình biết từ nhỏ qua tiếng đàn Accordion của người anh trai  của mình – hồi đó anh ấy học trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, bộ môn Accordion. Anh tập và chơi bản nhạc này cả tháng, vô cùng say mê, vì đó là bản nhạc yêu thích và cũng là bài tủ của anh ấy. Mình thuộc hết giai điệu bản nhạc, mà vẫn không biết tác giả là ai, và năm sáng tác...
Sau này, mình tìm hiểu và biết tên bản nhạc cùng tác giả của nó là nhạc sĩ người Uruguay Gerardo Matos Rodríguez (1897-1948) sáng tác vào năm 1916, khi ông mới 16 tuổi. Lúc đầu bản nhạc này là một hành khúc dành cho carnaval (lễ hội hóa trang) của Uruuay, đã được Roberto Firpo bổ sung và hoàn thiện thành bản nhạc Tango. Sau đó Pascual Contursi và Enrique Pedro Maroni viết lời bài hát, và bài "La cumparsita" được coi là một trong những khúc tango nổi tiếng nhất và hầu như ai cũng biết đến.
Bản này mình cũng thường chơi tự do, tự đệm trên piano- theo cảm hứng và thấy vô cùng thú vị

• Tango là một điệu nhảy có nguồn gốc từ khu ngoại ô Buenos Aires, Argentina vàMontevideo, Uruguay, rồi truyền bá sang các nước khác trên thế giới sau đó. Ðiệu nhảy tango xuất phát từ những người nô lệ gốc Phi vào cuối thế kỷ 19. Ngày 30 tháng 9, 2009, nhạc tango được UNESCO đưa vào Danh sách đại diện Các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, chứng nhận Argentina và Uruguay là nguồn phát xuất điệu nhảy đẹp và gợi cảm này.



Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Toccata - Paul Mariat (1925-2006)


Thuật ngữ Toccata có gốc từ tiếng Ý: Toccare (chạm”)  Là bản nhạc được sáng tác riêng cho nhạc cụ đàn phím như piano, organ, hoặc gảy đàn dây. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên ở Ý vào khoảng 1590.

Đặc tính của nó là yêu cầu kỹ năng ngón, thật nhẹ nhàng, nhanh và thể hiện cảm xúc, thể hiện cá tính của người chơi đàn. 
Mình đang tập bản Toccata - Paul Mariat (1925-2006) và chỉ dám tập để chơi cho đúng nhịp mà thôi, vì quả thật để chơi cho đúng yêu cầu tính chất của một Toccata thì không hề đơn giản...Nhưng quả thật tập và chơi bản này thú vị làm sao, mình cứ phiêu với nó, tới mức tập lại các bản nhạc cũ bị nhầm lẫn lung tung, đúng là dân nghiệp dư chơi đàn.

Cùng nghe bản này nào

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Piano Sonatina, Op. 55 của Friedrich Daniel Rudolf Kuhlau (1786 - 1832)

Friedrich Daniel Rudolf Kuhlau 
   Friedrich Daniel Rudolf Kuhlau (1786 - 1832) là nhà soạn nhạc Đan Mạch - Đức thời kỳ cổ điển và lãng mạn. F. Kuhlau là nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc opera của Đan Mạch, ông đã giới thiệu nhiều tác phẩm của Beethoven tới khán giả Copenhagen. Ông đã để lại hơn 200 tác phẩm các thể loại.
Năm 1810 ông sang Copenhagen và năm 1813 ông trở thành công dân Đan Mạch.
Kuhlau đã viết một số lượng âm nhạc cho piano, sáo , trong những năm 1820 người ta đã gọi ông là "Beethoven của sáo ".
Mình thấy ấn tượng khi nghe Sonatina số 55 của Kuhlau – gồm 6 Sonatinas, được biểu diễn tại Copenhagen năm 1823. Theo các tài liệu phân tích thì Kuhlau viết Sonatinas chủ yếu phục vụ giảng dạy bộ môn piano. Mình đang tập phần 1( Allegro) của Sonatina số 1 . Khi tìm hiểu về F. Kuhlau, đọc về ông... mình thấy nhạc của ông thật hay và trong sáng, hồn nhiên ...Nhiều người nói rằng Sonatinas này chỉ dành cho trẻ em tập , đó là tác phẩm dành cho trẻ em...Tuy nhiên mình thì không nghĩ vậy. Mình có nghe một số người chuyên âm nhạc nói là bản Sonatina này của ông dường như rất giống âm hưởng của Muzio Clementi (1752 – 1832) nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano người Ytalia.
Mình tập bản này thật say mê, và thấy nó phù hợp với mọi lứa tuổi...mỗi lứa tuổi cảm nhận theo một kiểu khác nhau. Đối với mình, hình như có những tia sáng rực rỡ khi lướt tay phải trên những phím đàn, và tới đoạn tay trái đệm theo, mình thấy tâm hồn bay bổng lạ kỳ, và cứ tập đi tập lại không chán...
Âm nhạc thật tuyệt vời, là cánh cửa vô tận cho con người tìm đến để khám phá và thêu dệt những giấc mơ huyền bí của mình...
Nghe bản Sonatina số 1, phần 1 (Allegro) cung Đô trưởng

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

My Uncle Jules của Guy de Maupassant


Guy de Maupassant (1850-1893) là đại văn hào Pháp của thế kỷ XIX với sáu cuốn tiểu thuyết và đăc biệt là truyện ngắn- sở trường của ông.
"My Uncle Jules" (Chú Jules  tôi) - là đầu đề truyện ngắn nổi tiếng của  Guy de Maupassant , cũng gần như là một "thành ngữ" của gia đình chúng tôi khi nói đến niềm hy vọng, sự chờ đợi một phép màu, và mong muốn được đổi đời - nhưng không bao giờ thành sự thật. Tôi còn nhớ hồi tôi còn nhỏ, nếu như bố, mẹ, hoặc anh chị tôi mà nói "chú Jules rồi" thì có nghĩa là hết hy vọng...và thay vào đó là sự bẽ bàng, đau đớn trước một sự thật không ai mong muốn cả. 

Guy de Maupassant viết rất sâu sắc, nhưng đơn giản, nhiều khi đau xót, tàn nhẫn, đắng cay, thâm thúy, dường như ai đọc cũng cảm thấy có gì đó liên tưởng tới mình, như đọc được tất cả những suy nghĩ thầm kín của con người ...thuộc mọi tầng lớp, từ quí tộc đến bình dân...
Chú Jules tôi
Một người hành khất già, râu đã bạc, đến xin chúng tôi tiền. Bạn tôi là anh Joseph Davranche đã cho ngay ông ta 100 xu. Tôi tất ngạc nhiên. Anh ấy bảo tôi: “Gã hành khất này đã làm tôi nhớ lại một một câu chuyện tôi sẽ kể cho anh nghe. Kỷ niệm này cứ theo đuổi tôi hoài. Câu chuyện là như sau”:
***
Gia đình tôi quê ở Le Havre không giầu có gì. Chúng tôi chỉ ráng xoay sở mà thôi. Bố tôi đi làm, ở sở về rất trễ, mà có kiếm được bao nhiêu tiền đâu. Tôi có hai người chị.
Mẹ tôi rất buồn bực vì gia đình nghèo túng. Mẹ tôi lại hay nói những lời cay nghiệt với chồng, trách móc, nói xa nói gần. Bố tôi mỗi lần như vậy hay có một cử chỉ làm tôi não lòng. Người lấy tay đưa lên trán như muốn xoa hết mồ hôi trán, mà làm gì có. Người cũng chẳng nói gì. Tôi cảm thấy Bố tôi rất đau khổ, bất lực chẳng biết làm sao.
Chúng tôi tiết kiệm đủ thứ. Không bao giờ dám nhận lời mời ăn với ai chỉ vì sợ phải mời lại. Đi chợ thì mua những hàng bán “sale” rẻ nhất. Các chị tôi phải may lấy quần áo, thảo luận với nhau mãi về giá cả vải viền, thực ra chỉ 15 xu một thước Thức ăn thường là món súp ngoáng mỡ và thịt bò ăn với đủ loại nước sốt, trông có vẻ lành mạnh, dễ ăn. Riêng tôi thích ăn món gì khác hơn. Mỗi khi quần bị rách hay áo quần mất cúc là chúng tôi bị la rầy dữ lắm.
Thế nhưng cứ mỗi sáng Chủ nhật, chúng tôi đều ăn mặc thật chỉnh tề đi ra bờ biển, Bố tôi mặc một cái áo ngoài như một áo măng tô rộng (redingote), đầu đội mũ cao, tay đeo găng, đưa cánh tay cho mẹ tôi khoác. Mẹ tôi trang điểm mặc quần áo đẹp giống như một chiếc tầu thủy được trang hoàng trong ngày hội, Các chị tôi, áo quần sẵn sàng song trước, chỉ chờ khởi hành. Tuy nhiên, lúc cuối, mọi người thấy cái áo măng tô của ông chủ gia đình có một vết bẩn gì đó. Thế là mọi người lại phải vội lấy một cái khăn ướt thấm ét săng lau đi cho sạch
Bố tôi kiên nhẫn đứng chờ mọi người làm song, đầu đội mũ, chỉ mặc áo sơ mi, trong khi mẹ tôi sửa ngay ngắn lại đôi kính cận, đôi găng trong tay, bà không đeo, sợ làm hư mất.
Chúng tôi khởi hành đi một cách rất trịnh trọng. Hai bà chị, tôi tay trong tay, đi trước. Hai chị tôi đã đến tuổi cập kê cho nên phải ra ngoài cho mọi người trông thấy. Tôi đứng bên bên trái mẹ tôi, bên phải bà là Bố tôi.
Tôi còn nhớ dáng đi bệ vệ của hai người đáng thương là bố mẹ tôi đi chơi trong ngày Chủ nhật, vẻ mặt cứng cỏi, đi đứng trang nghêm. Hai người bước từng bước trầm tĩnh, lưng thẳng, đôi chân cứng nhắc, làm như hai người đang có một việc rất quan trong mà phải đi như vậy.
Cứ mỗi sáng Chủ Nhật ra bến tầu ngắm nhìn những tầu thủy cập bến, đến từ những nước xa xôi chưa từng biết, Bố tôi lại nói một câu y chang như những lần trước:
– “Này! nếu chú Jules có trên đó trở về thì thật là bất ngờ!”
Chú Jules tôi, em ruột của Bố tôi, nay là nguồn hy vọng độc nhất của gia đình chúng tôi, cũng như đã từng là nỗi kinh hoàng của gia đình. Khi tôi còn nhỏ, mọi người đã kể chuyện chú Jules cho tôi nghe. Tôi có cảm tưởng rằng nếu gặp chú Jules tôi sẽ nhận ra ngay, vì tôi đã biết chú quá nhiều. Tôi biết chi tiết cuộc đời chú tôi cho đến ngày chú đi Hoa Kỳ. Khi nói đến quãng đời đó, mọi người chỉ nói nhỏ đủ nghe thôi.
Dường như chú tôi ngày trước là một người rất nhăng nhít, nghĩa là ông ấy xài tiền bất kể, đó là một tội ác lớn trong một gia đình nghèo khổ. Trong những gia đình giầu có, một anh chàng tiêu quá chớn thì được cho là đã làm bậy một chút. Mọi người sẽ vừa cười vừa nói đó là một tên thích du hí mà. Nhưng trong một gia đình túng thiếu, một ông con trai đã moi tiền bố mẹ, phải lấy tiền để dành ra, thì hết chỗ nói, đó là một thằng khốn nạn.
Nói như vậy là đúng, mặc dầu sự việc là như vậy, nhưng hậu quả của sự việc ra sao mới làm cho hành động trở nên nghiêm trọng. Cuối cùng là chú Jules đã làm cho phần gia tài còn lại – phần bố tôi rất mong chờ – chẳng còn bao nhiêu, sau khi ông ta đã tiêu sạch phần mình.
Thế là mọi người, giống như người khác đã làm hồi đó, bèn tống cổ ông chú tôi lên một chiếc tầu hàng hải thương thuyền đi Hoa Kỳ, từ Le Havre đến New york
Ông chú Jules của tôi sang đó đi buôn đi bán gì đó, tôi cũng chẳng rõ, có viết thư về nói là đã kiếm được ít tiền,và nói là hy vọng sẽ có thể bồi thường bố tôi về những lỗi lầm đã làm khi trước.
Bức thư đó đã cho gia đình tôi rất cảm động. Chú Jules trước đây mọi người coi là một cái rẻ rách, bỗng nhiên bây giờ trở thành một người lương thiện có tấm lòng vàng, là một người của dòng họ Davranche chân chính, rất quang minh lỗi lạc như mọi người có tên là Davranche.
Một người thuyền trưởng có kể chuyện cho chúng tôi biết rằng chú tôi đã thuê được một cửa tiệm lớn và ông ấy đang làm ăn buôn bán lớn lắm.
Hai năm sau, lại có một lá thư gửi về viết cho bố tôi:
-“Anh Phìppe thân mến. Tôi viết cho anh lá thư này để anh khỏi lo về sức khỏe của tôi, tôi vẫn khỏe mạnh. Công việc của tôi vẫn tốt đẹp. Ngày mai tôi sẽ đi xa, một chuyến đi Nam Mỹ. Có lẽ tôi sẽ không thể báo tin cho anh trong nhiều năm tới. Nếu tôi không viết thư cho anh được, xin anh chớ lo. Tôi sẽ trở về Le Havre một khi tôi đã làm ra khá tiền. Tôi hy vọng ngày ấy sẽ không lâu đâu và anh em ta sẽ cùng sống những ngày sung sướng bên nhau…”
Lá thư dó đã trở thành một thứ như kinh thánh của gia đình. Lúc nào có dịp là mang ra đọc, mang ra khoe với tất cả mọi người.

Quả thật suốt mười năm sau, chú Jules không cho biết tin, nhưng trong khi ấy niềm hy vọng của bố tôi lại lớn theo thời gian. Mẹ tôi lại thường nói:
-“Bao giờ chú Jules về đây, tình trạng gia đình chúng ta sẽ thay đổi. Chú ấy đúng là một người biết cách xoay sở”.
Thế là cứ mỗi sáng Chủ Nhật, khi trông thấy đến từ chân trời, những làn khói đen phun lên trời như những con rắn khổng lồ, bố tôi lại nói câu cố hữu:
-“Này ! Nếu chú Jules có trên đó trở về, thì thật là bất ngờ!”.
Chúng tôi tưởng như sẽ thấy chú Jules, tay cầm khăn tay, vẫy chúng tôi mà la lên: “Anh Philippe ơi!”
Chúng tôi nghĩ ra đủ thứ chương trình cho ngày trở về chắc chắn ấy. Chúng tôi hẳn đã nghĩ đến việc mua – bằng tiền của chú tôi – một căn nhà nhỏ đồng quê gần Ingouville. Tôi không dám chắc là bố tôi chưa bắt đầu thương thuyết với ai chuyện này.
Bà chị lớn của tôi khi đó đã 28 tuổi, bà kia 26. Cả hai đều chưa có chồng và đó là mối lo âu cho tất cả mọi người.
Một anh chàng đến ngỏ ý muốn lấy cô em. Anh chàng này làm thư ký, không có nhiều tiền, nhưng cũng đàng hoàng. Tôi vẫn tin là lá thư chú Jules gữi về, cho mọi người xem, đã làm cho anh chàng hết do dự mà đi đến quyết định.
Thế là mọi người đều chấp thuận ngay lập tức và quyết định là sau lễ cưới tất cả gia đình chúng tôi sẽ cùng đi chơi ra đảo Jersey.
Đi ra đảo Jersey là cuộc đi du lịch lý tưởng cho những người nghèo. Không xa, chỉ việc xuống một chiếc tầu thủy ra biển là tới một mảnh đất của người ngoại quốc rồi. Hòn đảo đó thuộc người Anh, Như vậy, một công dân Pháp, đi tầu thủy hai tiếng là có thể đến thăm một kiều dân bạn, ở đó nghiên cứu phong tục tập quán của họ – thực ra rất chán – trên một hòn đảo nhỏ xíu, dùng một lá cờ đế quốc Anh Cát Lợi là đủ che kín.
Cuộc du lịch ra Jersey đã làm cả gia đình tôi rất bận tâm, chờ đợi, mơ tưởng suốt ngày. Sau cùng, chúng tôi khởi hành. Bây giờ tôi còn nhớ rõ như chuyện mới xẩy ra hôm qua: Trên bến tầu ở Granville, còn tỏa hơi nóng của chiếc tầu thủy, Bố tôi bận rộn trông coi 3 thùng đồ mang lên tầu, mẹ tôi lo lắng dắt tay bà chị chưa có chồng của tôi. Chị tôi, từ ngày em xuất giá, cảm thấy rất cô đơn, như là một con gà mái nằm một mình trong ổ. Đằng sau chúng tôi là cặp vợ chồng mới cưới, bao giờ cũng vậy. làm tôi luôn luôn phải ngoảnh lại nhìn họ.
Con tầu kéo còi. Tất cả chúng tôi lên tầu và chiếc tầu thủy ra khơi, mặt biển phẳng lặng như một phiến đá cẩm thạch mầu xanh. Đúng trên boong tầu chúng tôi thấy bờ xa dầu, lòng cảm thấy rất sung sướng và hãnh diện, tâm trạng của những người ít đi du lịch
Bố tôi rất khoan khoái trong bộ áo măng tô mà ngay cả sáng nay, mọi người đã dùng khăn ẩm, thấm ét săng, chùi sạnh những vết bẩn, y như những sáng Chủ Nhật khác chúng tôi ra ngoài, không khí thoang thoảng có mùi ét săng lan tỏa.
Bỗng nhiên Bố tôi trông thấy có hai người đàn bà sang trọng đang được hai người đàn ông mời ăn sò. Một người lính thủy ăn mặc rách rưới dùng dao mở đôi con sò ra, rồi đưa cho hai người đàn ông. Hai vị này đưa lại cho hai bà. Các bà ăn sò rất khéo. Họ đặt con sò lên một cái khăn tay, đưa ra phía trước mà đặt miệng vào ăn ruột sò để khỏi làm bẩn bộ quần áo. Ăn song họ húp nốt nước sò rồi nhanh nhẹn vứt ngay vỏ sò xuống biển.
Bố tôi chắc hẳn đã thấy cái lối ăn sò trên boong một chiếc tầu đang chạy này rất lịch sự. Bố tôi thấy đó là một chuyện rất tế nhị, tuyệt vời cho nên người đã đến gần mẹ tôi và hai chị tôi mà hỏi rằng:
-“Tôi có thể nời mọi người ăn sò không?
Mẹ tôi lưỡng lự, vì sợ tốn tiền, nhưng hai bà chị tôi đã chấp thuận ngay. Mẹ tôi trả lời không vui vẻ chút nào:
-“Tôi e rằng sẽ bị đau bụng. Ông cho lũ con ăn đi, nhưng đừng cho chúng ăn nhiều quá, kẻo làm chúng mắc bệnh.”
Mẹ tôi quay lại tôi, nói thêm:
-‘Còn thằng Joseph này, nó không cần đâu. Không nên chiều con trai”.
Thế là tôi phải đứng cạnh mẹ tôi, mắt nhìn theo Bố tôi rất hãnh diện đưa hai cô con gái và anh con rể đến ông lính thủy già, rách rưới bán sò.
Hai bà khách trước đã đi khỏi. Bố tôi liền chỉ cho các chị tôi cách ăn sò thế nào để nước sò khỏi chẩy ra ngoài. Người còn muốn chứng minh bằng cách lấy ngay một con sò, rồi bắt chước hai bà khách; người ăn thế nào mà làm đổ luôn nước sò vào cái áo măng tô.
Tôi nghe thấy mẹ tôi càu nhàu:
-“Cái ông này! chẳng chịu đứng yên!”.
Bỗng nhiên tôi thấy như Bố tôi đang lo sợ điều gì, Người lùi lại mấy bước, nhìn các con đang xúm lại người bán sò, rồi hớt hải chạy về phiá chúng tôi đứng. Tôi thấy Bố tôi mặt tái mét, mắt thất thần. Người nói khẽ với mẹ tôi:
-“Lạ thật, tên bán sò kia sao trông như chú Jules”
Mẹ tôi quá ngạc nhiên, hỏi lại:
-“Jules nào?”
Bố tôi nói:
-“Jules … là em tôi đó. Nếu tôi không biết là nó đang có công ăn việc làm bên Mỹ thì tôi đã tin ngay thằng này là nó”
Mẹ tôi quá sợ, nói lắp bắp:
– “Ông điên à! Ông đã biết không phải là nó rồi, sao ông lại nói nhăng nói cuội thế?”
-“ Thì bà ra mà xem. Tôi muốn bà ra nhìn tận mắt xem”
Mẹ tôi đứng giậy ra chỗ hai cô con gái. Tôi cũng đi theo, nhìn người bán sò. Đó là một ông già, ăn mặc bẩn thỉu, da nhăn, đang mải làmviệc mở sò.
Mẹ tôi quay trờ về. Tôi thấy mẹ tôi hơi run rẩy, Bà nói nhanh:
– “Tôi cũng nghĩ đó là Jules. Ông hãy ra gặp ông thuyền trưởng mà hỏi tin tức chuyện này. Ông hỏi cẩn thận, đừng để cho tên ăn mày đó nhận diện ra chúng ta, ông đi ngay đi!”
Bố tôi ra đi, tôi cũng đi theo. Tôi thấy trong lòng một tình cảm khác thường.
Thuyền trưởng là một người đàn ông cao lớn, hơi gầy, có râu mép, đang đi lại trên boong tầu, dáng dấp quan trọng như là truyền trưởng điền khiển một chiếc hải thuyền lớn trên đại dương.
Bố tôi đến gần, trịnh trọng hỏi thăm ông thuyền trưởng về nghề nghiệp của ổng, điểm theo những lời khen ngợi.
Ông hỏi thêm đảo Jersey có gì hay? sản xuất những gì? dân số nhiều ít? phong tục tập quán ra sao? đất đai thế nào? Y như hỏi thăm về nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vậy. Hai người lại nói tới cái tầu thủy, chiếc Express, của ông thuyền trưởng, rồi nói tới thủy thủ đoàn trên tầu.
Sau cùng Bố tôi hỏi:
-“Ông có có một ngườithủy thủ già bán sò đằng kia , trông rất đặc biệt. Ông có biết gì về anh chàng ấy không?
Ông thuyền trưởng có vẻ hơi khó chiụ, trả lời không vui vẻ gì:
-“ Hắn ta là một tên ma cà bông già người Pháp. Năm ngoái tôi gặp bên Mỹ, bây giờ đưa nó về nước. Dường như hắn ta có họ hàng ở Le Havre, nhưng không muốn về nhận họ, vì còn nợ tiền chi đó. Tên nó là Jules, Jules Darmanche hay là Jules Devranche đại khái như vậy. Dường như có một thời bên Mỹ hắn giầu sang lắm, nhưng bây giờ ông thấy đấy, hắn chẳng còn gì..”
Bố tôi mặt tái mét, mắt thất thần, cổ khô lại, lắp bắp nói:
-“À ra thế! Thực vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Cám ơn ông thuyền trưởng lắm”
Bố tôi đi khỏi, ông thuyền trưởng nhìn theo rất ngở ngàng.
Bố tôi về chỗ mẹ tôi ngồi, vẻ mặt điêu tàn khiến mẹ tôi phải nói:
-“ Ông ngồi xuống đi. Mọi người sẽ trông thấy ông kỳ cục lắm”.
Bố tôi ngồi phịch xuống ghế, lắp bắp nói:
-‘Đúng rồi! đúng là hắn rồí!”.
Rồi ông hỏi:
-“Phải làm sao bây giờ?”
Mẹ tôi nói ngay:
-“Đừng để lũ con đến gần hắn. Joseph đã biết chuyện rồi, bảo nó kêu chị nó về. Cần nhất là đừng để cho thằng rể biết, nghi ngờ mọi chuyện”
Bố tôi hoàn toàn thất vọng, nói nhỏ:
-“Trời ơi! Thật là một đại họa!’
Mẹ tôi trở nên giận dữ::
– “Tôi vẫn nghi là cái thằng ăn cắp ấy sẽ chẳng làm gì nên thân, để rồi về ăn vạ chúng ta. Lại một tên Davranche vô loài!.”
Bố tôi lại đưa tay lên trán như mỗi khi bị mẹ tôi la rầy. Mẹ tôi nói thêm:
-“Cho tiền thằng Joseph để trả tiền sò đi. Chỉ còn thiếu đường là tên ăn mày đó nhận ra ông. Sẽ là một trò cười cho thiên hạ trên tầu. Bây giờ chúng ta hãy ra phía đầu tầu đằng kia, đừng để cho hắn ta đến gần”.
Mẹ tôi đứng dậy, hai người từ từ đi xa sau khi đưa cho tôi một đồng tiền 100 xu.
Không thấy Bố tôi đến, các chị tôi rất ngạc nhiên. Tôi xác nhận là Me trong người hơi mệt vì sóng biển. Tôi hỏi ngay người bán sò:
– “ Thưa ông, tôi phải trả bao nhiêu cho tiền sò?” Tôi muốn hỏi “Thưa chú”
Ông già trả lời:
– “Hai quan rưỡi”
Tôi đưa cho ông ấy đồng 100 xu. Ông ấy trả lại tiền lẻ.
Tôi nhìn bàn tay ông già, một bàn tay nhăn nheo. Tôi nhìn bộ mặt, một bộ mặt một người già khốn khổ, lo lắng, buồn rầu. Trong lòng tôi nghĩ:
-“Đây là chú tôi, em cũa Bố! Chú tôi đây mà!”
Tôi để lại cho ông ta 10 xu tiền thù lao. Ông ấy cám ơn tôi:
-“Trời Phât sẽ phù hộ cho cậu”
Nghe một người hành khất, nhận tiền của người cho, phải nói cám ơn như vậy, tôi thầm nhủ, hồi còn bên ấy, ông ta cũng đã phải đi ăn xin như thế.
Hai chị tôi nhìn tôi, rất ngạc nhiên khi thấy tôi rộng lượng như vậy. Khi tôi đưa 2 đồng quan tiền trả lai cho Bố tôi, mẹ tôi cũng rất ngạc nhiên mà hỏi rằng:
-“Mất ba quan à? Sao đắt vậy?”
-“Con cho ông ấy 10 xu tiền thù lao rồi”, tôi nói.
Mẹ tôi giật mình. Nhìn thẳng vào mắt tôi nói:
–“ Mày điên rồi à! Sao mày lại cho 10 xu cho thằng ăn mày ấy?”
Mẹ tôi không nói tiếp khi thấy Bố tôi đưa tay chỉ ông con rể. Mọi người không ai nói gì nữa.
Nhìn về chân trời, hiện lên một mầu tím thẫm nhô lên khỏi mặt biển. Đó là đảo Jersey.
Khi thuyền sắp cập bến, tôi cảm thấy rất muốn nhìn thấy chú tôi một lần nữa, đến gần để nói lên vài lời an ủi, vài lời dịu dàng âu yếm. Nhưng vì trên tầu không còn ai muốn ăn sò nữa, ông ta đã biến mất, chắc là đã xuống cái hầm tầu hôi thối dành cho những kẻ khốn nạn rồi.
Trên chuyến về, chúng tôi về bằng chiếc thuyền Saint Malo để khỏi gặp lại chú tôi.
Mẹ tôi lo sợ quá rồi. Tôi không bao giờ gặp lại chú tôi, người em của Bố tôi nữa.
***
Bây giờ thì anh đã hiểu là tại sao tôi hay cho 100 xu cho những người hành khất rồi.
(From net)
My Uncle Jules 
A white-haired old man begged us for alms. My companion, Joseph Davranche, gave him five francs. Noticing my surprised look, he said:
"That poor unfortunate reminds me of a story which I shall tell you, the memory of which continually pursues me. Here it is:
"My family, which came originally from Havre, was not rich. We just managed to make both ends meet. My father worked hard, came home late from the office, and earned very little. I had two sisters.
"My mother suffered a good deal from our reduced circumstances, and she often had harsh words for her husband, veiled and sly reproaches. The poor man then made a gesture which used to distress me. He would pass his open hand over his forehead, as if to wipe away perspiration which did not exist, and he would answer nothing. I felt his helpless suffering. We economized on everything, and never would accept an invitation to dinner, so as not to have to return the courtesy. All our provisions were bought at bargain sales. My sisters made their own gowns, and long discussions would arise on the price of a piece of braid worth fifteen centimes a yard. Our meals usually consisted cf soup and beef, prepared with every kind of sauce.
They say it is wholesome and nourishing, but I should have preferred a change.
"I used to go through terrible scenes on account of lost buttons and torn trousers.
"Every Sunday, dressed in our best, we would take our walk along the breakwater. My father, in a frock coat, high hat and kid gloves, would offer his arm to my mother, decked out and beribboned like a ship on a holiday. My sisters, who were always ready first, would await the signal for leaving; but at the last minute some one always found a spot on my father's frock coat, and it had to be wiped away quickly with a rag moistened with benzine.
"My father, in his shirt sleeves, his silk hat on his head, would await the completion of the operation, while my mother, putting on her spectacles, and taking off her gloves in order not to spoil them, would make haste.
"Then we set out ceremoniously. My sisters marched on ahead, arm in arm. They were of marriageable age and had to be displayed. I walked on the left of my mother and my father on her right. I remember the pompous air of my poor parents in these Sunday walks, their stern expression, their stiff walk. They moved slowly, with a serious expression, their bodies straight, their legs stiff, as if something of extreme importance depended upon their appearance.
"Every Sunday, when the big steamers were returning from unknown and distant countries, my father would invariably utter the same words:
"'What a surprise it would be if Jules were on that one! Eh?'
"My Uncle Jules, my father's brother, was the only hope of the family, after being its only fear. I had heard about him since childhood, and it seemed to me that I should recognize him immediately, knowing as much about him as I did. I knew every detail of his life up to the day of his departure for America, although this period of his life was spoken of only in hushed tones.
"It seems that he had led a bad life, that is to say, he had squandered a little money, which action, in a poor family, is one of the greatest crimes. With rich people a man who amuses himself only sows his wild oats. He is what is generally called a sport. But among needy families a boy who forces his parents to break into the capital becomes a good- for-nothing, a rascal, a scamp. And this distinction is just, although the action be the same, for consequences alone determine the seriousness of the act.
"Well, Uncle Jules had visibly diminished the inheritance on which my father had counted, after he had swallowed his own to the last penny. Then, according to the custom of the times, he had been shipped off to America on a freighter going from Havre to New York.
"Once there, my uncle began to sell something or other, and he soon wrote that he was making a little money and that he soon hoped to be able to indemnify my father for the harm he had done him. This letter caused a profound emotion in the family. Jules, who up to that time had not been worth his salt, suddenly became a good man, a kind-hearted fellow, true and honest like all the Davranches.
"One of the captains told us that he had rented a large shop and was doing an important business.
"Two years later a second letter came, saying: 'My dear Philippe, I am writing to tell you not to worry about my health, which is excellent. Business is good. I leave to-morrow for a long trip to South America. I may be away for several years without sending you any news. If I shouldn't write, don't worry. When my fortune is made I shall return to Havre. I hope that it will not be too long and that we shall all live happily together . . . .'
"This letter became the gospel of the family. It was read on the slightest provocation, and it was shown to everybody.
"For ten years nothing was heard from Uncle Jules; but as time went on my father's hope grew, and my mother, also, often said:
"'When that good Jules is here, our position will be different. There is one who knew how to get along!'
"And every Sunday, while watching the big steamers approaching from the horizon, pouring out a stream of smoke, my father would repeat his eternal question:
"'What a surprise it would be if Jules were on that one! Eh?'
"We almost expected to see him waving his handkerchief and crying:
"'Hey! Philippe!'
"Thousands of schemes had been planned on the strength of this expected return; we were even to buy a little house with my uncle's money --a little place in the country near Ingouville. In fact, I wouldn't swear that my father had not already begun negotiations.
"The elder of my sisters was then twenty-eight, the other twenty-six. They were not yet married, and that was a great grief to every one.
"At last a suitor presented himself for the younger one. He was a clerk, not rich, but honorable. I have always been morally certain that Uncle Jules' letter, which was shown him one evening, had swept away the young man's hesitation and definitely decided him.
"He was accepted eagerly, and it was decided that after the wedding the whole family should take a trip to Jersey.
"Jersey is the ideal trip for poor people. It is not far; one crosses a strip of sea in a steamer and lands on foreign soil, as this little island belongs to England. Thus, a Frenchman, with a two hours' sail, can observe a neighboring people at home and study their customs.
"This trip to Jersey completely absorbed our ideas, was our sole anticipation, the constant thought of our minds.
"At last we left. I see it as plainly as if it had happened yesterday. The boat was getting up steam against the quay at Granville; my father, bewildered, was superintending the loading of our three pieces of baggage; my mother, nervous, had taken the arm of my unmarried sister, who seemed lost since the departure of the other one, like the last chicken of a brood; behind us came the bride and groom, who always stayed behind, a thing that often made me turn round.
"The whistle sounded. We got on board, and the vessel, leaving the breakwater, forged ahead through a sea as flat as a marble table. We watched the coast disappear in the distance, happy and proud, like all who do not travel much.
"My father was swelling out his chest in the breeze, beneath his frock coat, which had that morning been very carefully cleaned; and he spread around him that odor of benzine which always made me recognize Sunday. Suddenly he noticed two elegantly dressed ladies to whom two gentlemen were offering oysters. An old, ragged sailor was opening them with his knife and passing them to the gentlemen, who would then offer them to the ladies. They ate them in a dainty manner, holding the shell on a fine handkerchief and advancing their mouths a little in order not to spot their dresses. Then they would drink the liquid with a rapid little motion and throw the shell overboard.
"My father was probably pleased with this delicate manner of eating oysters on a moving ship. He considered it good form, refined, and, going up to my mother and sisters, he asked:
"'Would you like me to offer you some oysters?'
"My mother hesitated on account of the expense, but my two sisters immediately accepted. My mother said in a provoked manner:
"'I am afraid that they will hurt my stomach. Offer the children some, but not too much, it would make them sick.' Then, turning toward me, she added:
"'As for Joseph, he doesn't need any. Boys shouldn't be spoiled.'
"However, I remained beside my mother, finding this discrimination unjust. I watched my father as he pompously conducted my two sisters and his son-in-law toward the ragged old sailor.
"The two ladies had just left, and my father showed my sisters how to eat them without spilling the liquor. He even tried to give them an example, and seized an oyster. He attempted to imitate the ladies, and immediately spilled all the liquid over his coat. I heard my mother mutter:
"'He would do far better to keep quiet.'
"But, suddenly, my father appeared to be worried; he retreated a few steps, stared at his family gathered around the old shell opener, and quickly came toward us. He seemed very pale, with a peculiar look. In a low voice he said to my mother:
"'It's extraordinary how that man opening the oysters looks like Jules.'
"Astonished, my mother asked:
"'What Jules?'
"My father continued:
"'Why, my brother. If I did not know that he was well off in America, I should think it was he.'
"Bewildered, my mother stammered:
"'You are crazy! As long as you know that it is not he, why do you say such foolish things?'
"But my father insisted:
"'Go on over and see, Clarisse! I would rather have you see with your own eyes.'
"She arose and walked to her daughters. I, too, was watching the man. He was old, dirty, wrinkled, and did not lift his eyes from his work.
"My mother returned. I noticed that she was trembling. She exclaimed quickly:
"'I believe that it is he. Why don't you ask the captain? But be very careful that we don't have this rogue on our hands again!'
"My father walked away, but I followed him. I felt strangely moved.
"The captain, a tall, thin man, with blond whiskers, was walking along the bridge with an important air as if he were commanding the Indian mail steamer.
"My father addressed him ceremoniously, and questioned him about his profession, adding many compliments:
"'What might be the importance of Jersey? What did it produce? What was the population? The customs? The nature of the soil?' etc., etc.
"'You have there an old shell opener who seems quite interesting. Do you know anything about him?'
"The captain, whom this conversation began to weary, answered dryly:
"'He is some old French tramp whom I found last year in America, and I brought him back. It seems that he has some relatives in Havre, but that he doesn't wish to return to them because he owes them money. His name is Jules--Jules Darmanche or Darvanche or something like that. It seems that he was once rich over there, but you can see what's left of him now.'
"My father turned ashy pale and muttered, his throat contracted, his eyes haggard.
"'Ah! ah! very well, very well. I'm not in the least surprised. Thank you very much, captain.'
"He went away, and the astonished sailor watched him disappear. He returned to my mother so upset that she said to him:
"'Sit down; some one will notice that something is the matter.'
"He sank down on a bench and stammered:
"'It's he! It's he!'
"Then he asked:
"'What are we going to do?'
"She answered quickly:
"'We must get the children out of the way. Since Joseph knows everything, he can go and get them. We must take good care that our son- in-law doesn't find out.'
"My father seemed absolutely bewildered. He murmured:
"'What a catastrophe!'
"Suddenly growing furious, my mother exclaimed:
"'I always thought that that thief never would do anything, and that he would drop down on us again! As if one could expect anything from a Davranche!'
"My father passed his hand over his forehead, as he always did when his wife reproached him. She added:
"'Give Joseph some money so that he can pay for the oysters. All that it needed to cap the climax would be to be recognized by that beggar. That would be very pleasant! Let's get down to the other end of the boat, and take care that that man doesn't come near us!'
"They gave me five francs and walked away.
"Astonished, my sisters were awaiting their father. I said that mamma had felt a sudden attack of sea-sickness, and I asked the shell opener:
"'How much do we owe you, monsieur?'
"I felt like laughing: he was my uncle! He answered:
"'Two francs fifty.'
"I held out my five francs and he returned the change. I looked at his hand; it was a poor, wrinkled, sailor's hand, and I looked at his face, an unhappy old face. I said to myself:
"'That is my uncle, the brother of my father, my uncle!'
"I gave him a ten-cent tip. He thanked me:
"'God bless you, my young sir!'
"He spoke like a poor man receiving alms. I couldn't help thinking that he must have begged over there! My sisters looked at me, surprised at my generosity. When I returned the two francs to my father, my mother asked me in surprise:
"'Was there three francs' worth? That is impossible.'
"I answered in a firm voice
"'I gave ten cents as a tip.'
"My mother started, and, staring at me, she exclaimed:
"'You must be crazy! Give ten cents to that man, to that vagabond--'
"She stopped at a look from my father, who was pointing at his son-in- law. Then everybody was silent.
"Before us, on the distant horizon, a purple shadow seemed to rise out of the sea. It was Jersey.
"As we approached the breakwater a violent desire seized me once more to see my Uncle Jules, to be near him, to say to him something consoling, something tender. But as no one was eating any more oysters, he had disappeared, having probably gone below to the dirty hold which was the home of the poor wretch."

Dòng thơ viết dở


Anh thường nói anh thích làm thơ.
Những vần thơ tình yêu vơi đầy nhung nhớ
Như bản tình ca muôn đời dang dở
Để tình yêu bay trong gió vu vơ

Anh nói rằng anh thích đọc thơ
Những vần thơ tình yêu của chính anh – anh viết
Người xa nhớ vẫn nơi đâu cách biệt
Anh thả mình trong tiếng nhạc suối mơ

Có lúc nào anh cảm thấy bơ vơ
Lạc lõng, suy tư trong dòng thơ viết dở
Có lúc nào con tim anh trăn trở
Được mất một dòng thơ, tan chảy một tâm hồn?

Ngoài kia nắng vàng xao xác
Ngập ngừng trốn chạy
Mưa tuôn.