Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Nhà bảo tàng "Trận chiến Borodino"


Theo dòng lịch sử, 7/9/1812, tại làng Borodino (Moscow) của Nga khoảng 120km về phía Tây đã diễn ra một cuộc chiến đẫm máu giữa quân đội Nga dưới sự chỉ huy của nguyên soái Kutuzov và quân Pháp do Napoleon I chỉ huy. Người ta vẫn gọi đây là Đại chiến thế giới thứ nhât (hoặc chiến tranh vệ quốc lần thứ nhất vĩ đại) vô cùng đẫm máu mà oanh liệt, vĩ đại , đã đưa nước nước Nga thời kỳ đó lên tầm cao rực rỡ vinh quang trên võ đài thế giới.

Bảo tàng "Trận chiến Borodino" được Nga hoàng Nilolai 2 cho xây dựng vào năm 1912 tại Moscva , tức là 100 năm sau đó. Nhưng đến năm 1918 bảo tàng bị đóng cửa, bức tranh tròn về cuộc chiến vĩ đại được cất đi cho đến năm 1962 người ta đã phục chế lại và từ đó bức tranh đã trở thành khu tưởng niệm , và cũng là niềm tự hào kiêu hãnh của người Nga về những gì ông cha họ đã làm để bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình.

Chúng tôi bước từng bước lên cầu thang để bước vào khu tưởng niệm chiến tranh. Môt bức tranh tròn khổng lồ rộng hàng chục mét, dài hàng trăm mét với những miêu tả chi tiết về cuộc chiến dần dần hiên ra trước mắt chúng tôi....

Giữa những cảnh thật được dựng lại, những mẫu vật có thật xen kẽ tranh vẽ, sự kết hợp đồng điệu làm chúng tôi cảm giác như chính mình đang ở trong cuộc chiến, cùng hồi hộp, nín thở theo dõi cuộc chiến , với hình ảnh các lính Nga mũ xanh, lính Pháp mũ đỏ trong những bộ quân phục gần giống nhau, ngôi làng Borodino bốc cháy trong khung cảnh giáp lá cà giữa quân Nga-Pháp. Tôi gần như nín thở khi nhìn thấy vị tướng Pyotr Bagration (1765 - 1812) , một vị tướng nga gốc Gruzia mà tôi vô cùng ngưỡng mộ khi đọc “Chiến tranh và hòa bình” của đại văn hào Lev Tonstoi, một vị tướng mà chính Napoleon đã phải thốt lên rằng : “ Nước Nga không có tướng giỏi, ngoại trừ Bagration mà thôi”. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn là chiến tranh, Bagration đã ngã xuống trận địa Borodino ngày 24/9/1812 .

Nước Nga đã mất Bagration, nhưng nước Nga vẫn còn vị nguyên soái Mikhain Illariônôvích Cutudốp (1745-1813). Điều đau đớn nhất là trước khi qua đời, Bagration vẫn chỉ huy cuộc chiến, và chính sách vườn không nhà trống rút quân khỏi Mosva của Cutudop đã làm ông sửng sốt, khiến cái chết đến với ông nhanh hơn....

Tôi cảm nhận trận chiến trong bức tranh không hề nói lên bên nào chiến thắng, những người lính đều xả thân mình vì đất nước của họ (thực ra ở thời kỳ chế độ quân chủ của Nga, và thời kỳ Đế quốc của Pháp, giới quí tộc nắm hết mọi quyền lợi. Chỉ có quí tộc mới được làm chỉ huy. Những người lính quèn - những nông nô chỉ biết chiến đấu cho những tham vọng vô hạn của những ông chủ của họ), dù Pháp hay Nga, hay quân đồng minh trong hỗn độn của những cuộc giáp lá cà như vậy chỉ gợi lên trong tâm hồn chúng tôi một nỗi kinh hoàng về sự khốc liệt tàn bạo và vô nghĩa của chiến tranh. ..






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét