Tôi sinh ra và lớn lên
trong tiếng hát ru của mẹ, những bản tình ca lãng mạn, êm ái, du dương , say đắm
lòng người .
Mẹ tôi từng là nữ sinh trường xơ và Đồng khánh - ngôi trường khá nổi tiếng thời bấy giờ. Thật bất hạnh cho tuổi ấu thơ của mẹ, từ lúc mẹ chưa dầy 6 tháng tuổi bà ngoại đã mất, cuộc sống của mẹ gắn bó với hai người anh trai - sau này trờ thành hai nhạc sĩ sáng tác.
Mẹ tôi từng là nữ sinh trường xơ và Đồng khánh - ngôi trường khá nổi tiếng thời bấy giờ. Thật bất hạnh cho tuổi ấu thơ của mẹ, từ lúc mẹ chưa dầy 6 tháng tuổi bà ngoại đã mất, cuộc sống của mẹ gắn bó với hai người anh trai - sau này trờ thành hai nhạc sĩ sáng tác.
Mẹ thật vô tư và nghệ
sĩ, những năm tháng chiến tranh, gian khổ, vất vả, 5 đứa con nheo nhóc, nhưng mẹ
vẫn luôn vui tươi , không hề kêu ca, than vãn. Chiếc đàn măng đô lin trong tay
mẹ luôn luôn cháy bỏng những tình khúc tuyệt diệu ca ngợi cuộc sống, tình yêu
và những giấc mơ huyền ảo.
Từ lúc còn rất nhỏ, tôi
đã bập bẹ , ngọng lứu ngọng lô hát theo mẹ, theo các anh, chị gái những bản
tình ca bất hủ như : Serenade (F.Chubert), Riverie (Shumann), trở về Suriento
(dân ca Ý)… ca khúc Bẽ bàng của người bác ruột – anh trai của mẹ, người đã dẫn dắt mẹ chập chững bước vào cánh cửa trường
Âm nhạc Việt nam (lúc đó rất hoang sơ vì mọi người vừa từ chiến khu trở về).
Nhiều lúc tôi tự hỏi và
tiếc nuối cho bản thân mình: Vì sao tôi không theo con đường âm nhạc???
Giờ đây, mẹ đã 86 tuổi
– cái tuổi “xưa nay hiếm”, bệnh tật và sự già yếu tấn công mẹ từng giờ từng
phút. Tôi bay ra Hà nội trong những ngày mưa tầm tã cuối tháng 7, vừa nhìn thấy
tôi , mẹ đã nói: “Hai mẹ con mình chơi đàn đi” trong tình trạng phải có người
dìu từng bước.
Và mẹ hát, một bài hát
tiếng Anh “ One day” mà mẹ biết từ năm
lên 10 tuổi , nghĩa là cách đây đã 76 năm, bài hát cung Đô trưởng, nhịp ¾. Tôi sững sờ vì
hình như tôi có nghe mẹ hát nhiều mà không nhớ, rồi vội vàng tìm trên mạng. Nhưng
có lẽ bài hát này đã quá xưa, lớp người trước đã xuống suối vàng nên không thể
tìm thấy dư âm của nó.
Tôi vội vàng ghi lại những
câu mẹ hát, câu được câu chăng, mẹ đã quên rất nhiều : “one day …sunday
morning…You’ve told me you loved me…when
I married you in the sunday morning…”.
Và, tôi ngồi vào chiếc dương cầm dạo luôn bản nhạc đó, vừa dàn vừa khóc.
Và, tôi ngồi vào chiếc dương cầm dạo luôn bản nhạc đó, vừa dàn vừa khóc.
Ôi mẹ của tôi, dường như âm nhạc đã làm mẹ khỏe lại.
Mẹ vẫn hát lại câu ca cũ
Trả lờiXóatừ một thời tóc thả chấm ngang vai
Mẹ nâng niu qua bao tháng ngày dài
kỷ niệm cũ, khắc khoải trong lòng mẹ.
Từ nơi xa, tiếng lòng em khe khẽ
Ngân khúc ca thương mẹ, thương cha
tiếng đàn em, bao nhung nhớ chan hòa
vào tâm tưởng em tôi ngày xa xứ.
Chìm vào lòng đêm, những ước mơ nho nhỏ
em mơ về bên mẹ như những ngày ấu thơ
giấc ngủ yên bình với tiếng ru của mẹ
thanh thản tiếng đàn, thắm thiết những mộng mơ.
Trả lờiXóaVà.. cùng anh hòa nhịp khúc nhạc thơ
Ôi, hạnh phúc biết bao
những tâm hồn đồng điệu
những cảm thông,
tình thương mến ngọt ngào,
sự sẻ chia chân thành nồng thắm…
Anh trai Hà nội ơi, em cảm động lắm
Cám ơn anh..và, nếu như có dịp
em sẽ cùng anh… làm thi sĩ
cùng tô điểm cho cuộc đời ...đẹp như mơ
Chưa ngủ sao em? đã mười hai giờ
Trả lờiXóaEm vẫn thức cùng lời thơ anh, mờ ảo
ta đang sống trong những ngày giông bão
nỗi nhớ về, thắm thiết giấc mơ em.
Mẹ, dịu hiền như một bà tiên
chở che em trong cuộc đời trắc trở
Mẹ, như lời ru êm, những ngày thơ trẻ
cho tâm hồn em chắp cánh bay cao.
Khúc hát nào đẹp như những vì sao
lấp lánh kí ức em ngày nào bi bô cùng mẹ
Hãy cầu mong cho mẹ già chóng khỏe
Lại cùng em song tấu khúc hoan ca.
Trả lờiXóaAnh Hà nội ơi cho dù cách xa
Anh em mình vẫn cùng nhau song tấu
Qua những căn nhà xinh xinh không có bến đậu
Những khúc nhạc thơ thấm đậm chất mưa ngâu
Lúc này đây mặt trời vừa khuất bóng
Không phải đã mười hai giờ như anh nghĩ đâu anh
Kim đồng hồ cứ chạy hoài không nghỉ
Có lẽ nào nó đã chạỵ quá nhanh !
À, anh biết không có một tin vui nhé
Mẹ đã tự mình đi lại rồi đó anh
Có thể lúc này cũng đang đọc thơ anh
Mắt nhòa lệ vì nềm vui và hạnh phúc
Thơ về Mẹ mùa Báo Hiếu:
Trả lờiXóaTIẾNG ĐÀN CỦA MẸ
Kính tặng mẹ
Cứ mỗi sớm, nắng rọi một góc nhà
tiếng đàn của mẹ lại ngân lên
con ngắt dây điện thoại bàn và tắt máy cầm tay
bất giác thở nhè nhẹ…
Giờ đây, mẹ có quyền mơ mộng bên khúc Réveri1
sau nhiều năm tháng, người mơ mộng là mẹ phải cố bơi trong dòng lũ đục ngầu
dòng lũ từng bị ô nhiễm bởi lửa đạn khói bom, bởi máu tươi, bởi giọt nước mắt mồ hôi nhọc nhằn tem phiếu
và giờ lại đang bị ô nhiễm bởi đủ thứ quái gở đời thường…
Mặc kệ hết, mẹ thổn thức trong giai điệu của người anh nhạc sĩ quá cố: Tình yêu đôi ta lỡ làng…
để chiêm nghiệm cái “Bẽ bàng” 2 bằng hạnh phúc đơn sơ, nghèo nàn
đẹp như bức tranh lụa tả người thiếu nữ mơ mộng
của người chồng hoạ sĩ vẽ trong thời thất nghiệp…
Bên cái thực tại hổ lốn, thực tại nhờ nhờ
tiếng đàn của mẹ thanh tao, yếu đuối và tự tin biết chừng nào!
Bản Sérenade của người nhạc sĩ thiên tài cái gì cũng dở dang
tia nắng xẻ đôi,
cơn mưa vội vàng chỉ kịp ướt lòng người
nụ cười chưa kịp trao người yêu dấu, giọt lệ nuốt thầm một nửa
Ai hôm nay không tìm thấy mình trong bản Giao hưởng dang dở 3?
Con thay mặt cuộc đời cảm ơn mẹ.
Cháu gái lên ba ngồi chễm chệ bên bà
mắt nhìn hau háu vào những phím đàn ngọc ngà và đôi bàn tay nhỏ xanh xao như của bà Tiên
miệng trẻ bi bô hát theo: lúc ở nhà mẹ là cô giáo…
Mắt bà vui rầng rậng nước.
Mẹ cuốn con trở về nơi có lũ ống, lũ tràn , lũ quét, lũ muộn
nơi rừng hoang bị đốn, thú hoang trốn chạy
có những em bé ra vào lán cỏ như đàn thú nhỏ
có nắm xôi trong ếp khẩu chấm chéo4 ngọt bùi đến độ làm con cay mắt
có bước xoè chuếnh choáng ôm vào lòng tình thương không nghi kỵ
con như nhìn thấy trong lòng bàn tay
những nẻo đường đi của miếng ăn cái mặc, của lời nói bài ca dân dã
chúng thật và xót xa đến nao lòng khiến con không sao giả dối nổi- cả những khi cần đến lời nói dối…
Những nỗi ngao ngán chợt lặng đi. Nhưng chúng không tắt ngấm
Và con ngơ ngác đi tìm cái mà chúng chuyển hoá thành. Chưa tìm thấy
nhưng con chợt nhận ra:
những dòng người đang nhớn nhác, những toan tính nhỏ mọn, những mời mọc trơ tráo
Chưa tìm thấy
nhưng có một sức mạnh vô hình đưa con trở về những năm tháng nẻo rừng
thời mà cái đói thường ám ảnh con
Nhưng chỉ cần ngả nghiêng bước trên con đường mòn
sững sờ trước vệt ban rừng hoang dại
là con thấy đời con không vô nghĩa
và chỉ còn thấy khổ tâm khi không diễn tả nổi sự ngây ngất của mình
cũng như, lúc này đây con day dứt hoang mang
bởi không tìm được cách nắm bắt con thú hoang xúc cảm
đang rải nốt mưa nốt nắng, nốt buồn nốt vui
đang hiển hiện ra như cái đích của đời con…
2007
1. Bản nhạc “ Mộng mơ” của nhạc sĩ Shuman
2. Tên một bài hát của nhạc sĩ Lê Yên
3. Bản giao hưởng của nhạc sĩ Shubert
4. Làn đựng cơm nếp đan bằng mây, tre của đồng bào Thái- Thức chấm đồ ăn được làm từ nhiều loại gia vị trên rừng.
Đạo diễn-nhà văn Nguyễn Anh Tuấn
@unknown (anh Tuấn): Thật tuyệt vời, mẹ ơi, các con của mẹ đã trưởng thành, và đều là những người lương thiện, những người con hiếu thảo...
Trả lờiXóa