Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nocturne Op.48 No.2, cung Fa thăng thứ của F. Chopin

       Vào thế kỉ 18, nocturne (dạ khúc) là một thể loại soạn cho dàn nhạc thính phòng gồm nhiều chương gần giống với serenade thế kỉ 18, thường được chơi tại các bữa tiệc đêm. Các nocturne, mà tên tiếng Ý là notturno, chủ yếu lấy cảm hứng từ đêm hoặc gợi lên không khí của đêm.

       Đến thế kỉ 19, một nhà soạn nhạc người Ireland là John Field đã sáng tạo ra kiểu norturne chỉ có một chương dành cho piano độc tấu. Các nocturne Lãng mạn của John Field mang đặc trưng giai điệu có thể hát lên được (cantabile) và sử dụng nhiều hợp âm rải. 

      Nhưng nhắc đến nocturne Lãng mạn thì không thể không nhắc đến tên tuổi Frédéric Chopin - người kế thừa và đưa thể loại này lên đỉnh cao. - người được mệnh danh là “nhà thơ của cây đàn piano”. Trong số 21 bản nocturne của Chopin, hầu hết đều là các kiệt tác của thể loại nói riêng và của âm nhạc cho piano nói chung.

      Nocturne op. 48, No.2, cung Fa thăng thứ Chopin sáng tác năm 1841 – thời gian ông đang ngập tràn trong hạnh phúc với George Sand (Aurore Dudevant– quả phụ của nam tước Casimir Dudevant) tại điền trang của G. Sand…

 



6 nhận xét:

  1. Lúc mới gặp, thấy nick quen quen, hóa ra đã gặp Ở ĐÂY. Thế giới phẳng có khác :)

    Trả lờiXóa
  2. Đúng, tôi vốn tự coi mình là ngọn gió thoảng, một hạt cát nhỏ nhoi trong cuộc đời, nên cứ lang thang...chỗ nào thấy vui thì lặng lẽ nép mình hòa nhập...có gì mong bạn thông cảm....

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. Hôm có bão ở miền Trung, blog này cũng bị ảnh hưởng hay sao ấy nhỉ, đặt link mà ko tới được.
      Thôi thì đơn giản đi vậy, June barcarolle tchaikovsky ở đây: http://www.youtube.com/watch?v=552fRdIXoSg. "Sorry nha!"

      Xóa
  4. Khúc chèo thuyền tháng 6 (June barcarolle ) là tác phẩm nổi tiếng nằm trong tổ khúc bốn mùa, gồm 12 tiểu phẩm viết cho đàn piano của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Peter Ilyich Tchaikovsky. Cám ơn bạn, tôi cũng rất thích bản này.

    Trả lờiXóa
  5. Có học thức và tao nhã cũng như hấp tấp và thất thường, George Sand, quả phụ của nam tước Dudevant đã tạo nên một ảnh hưởng ngay lập tức đối với một nhạc sỹ trẻ và họ đã ở lại bên nhau kể cả khi đang yêu hay khi tình yêu đã cạn, cho đến tận năm 1847. Đó là mười năm mà Chopin đã đạt đến đỉnh cao của sáng tạo với tư cách một nhạc sỹ, đã sáng tác những kiệt tác như như những Ballade số 3 và số 4 (1841 và 1842), những Nocture, Op.48 (1841 – 1842), ba Polonaise Opp.44, 53 và 61 (1840 – 1846), Scherzo, Op.54 (1843 – 1844), Fantasia giọng Fa thứ, Op.49 (1841) và bản Berceuse, Op.57 (1843).
    Âm nhạc của Chopin, như lời nhà âm nhạc học Aranovski từng viết, “đi sâu vào tâm lý một cách vô cùng tinh tế, với những sắc thái tế nhị nhất mà người nghệ sỹ khó khăn lắm mới thu nhận được, những rung động của tâm hồn mà không lời nói nào diễn đạt được. Các giai điệu tuôn chảy một cách tự nhiên, âm hình trong trẻo, những nét lướt như những chuỗi ngọc trai trên nền hòa âm mềm mại – tất cả thấm đượm vẻ đẹp trữ tình, được tình cảm con người sưởi ấm.”
    Và như nhà soạn nhạc kiêm nghệ sỹ piano vĩ đại Franz Liszt từng viết: “Chỉ duy nhất một thiên tài như Chopin mới đem lại cho thể loại dạ khúc tính chất nhạy cảm tinh tế và tình yêu mãnh liệt nồng cháy đến thế. Các dạ khúc thơ mộng của Chopin không chỉ hát lên những bài ca du dương lòng người với những hoài niệm thanh cao dịu ngọt, mà còn lay động đến tâm trí con người những nỗi day dứt hoang mang đến khó thở.”

    Không đặc biệt nổi tiếng như Nocturne Đô thăng thứ (được dùng trong bộ phim “The Pianist”) nhưng Nocturne Đô thứ Op.48 được các nhà phê bình âm nhạc đánh giá là một trong những cảm xúc tuyệt vời và sâu sắc nhất mà Chopin từng đạt tới, một trong những dạ khúc dài nhất và kịch tính nhất. Nó cũng là một tác phẩm đặc biệt phức tạp về kỹ thuật, đạt đến hiệu quả khí nhạc tinh xảo và ấn tượng mạnh mẽ một cách bất thường.
    Mang đặc trưng của một tác phẩm được viết ở giọng Đô thứ, đặc trưng anh hùng ca, quả cảm, gian truân, người ta nhận thấy ở trong nó một bi kịch nội tâm, sự chiến đấu giằng xé giữa tình yêu nồng ấm và nỗi tuyệt vọng đến lặng người. Vẻ ngoài ềm đềm thản nhiên không thể che giấu nổi nỗi đau u uất nghẹn ngào, và chính những giai điệu êm đềm ấy lại đột trở nên xáo động dồn dập, và để rồi, sụp đổ trong những âm hình nghiệt ngã…
    (NL tổng hợp nguồn net và phân tích)

    Trả lờiXóa